-
Luyện tập 1 trang 62 SGK GDCD 6 Cánh diều
Em hãy kể những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần bảo vệ và giáo dục trẻ em.
-
Luyện tập 2 trang 62 SGK GDCD 6 Cánh diều
Trong các hành vi sau, hành vi nào đã thực hiện quyền trẻ em, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
TT
Hành vi
Thực hiện quyền trẻ em
Xâm phạm quyền trẻ em
1
Tổ chức việc làm cho trẻ em gặp khó khăn.
2
Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em.
3
Ngược đãi trẻ em.
4
Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
5
Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
6
Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.
-
Luyện tập 3 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều
Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà Hải mở một quán giải khát tại trung tâm thị trấn. Quán của bà rất đông khách, ngoài những người trong thị trấn và khách đi đường qua lại, quán của bà luôn là địa điểm tập trung ăn chơi của nhóm trẻ em từ 12 - 15 tuổi trong vùng. Nhóm trẻ hay tập trung tại quán bà Hải vào mỗi buổi chiều để ăn uống và đánh bài. Một lần, nhóm trẻ đang ăn uống, đánh bài thì công an ập vào giải tán và tiến hành lập biên bản xử phạt bà Hải”.
a) Hãy nhận xét hành vi của bà Hải và nhóm trẻ trong tình huống trên?
b) Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tản nhóm trẻ là đúng hay sai? Vì sao?
-
Vận dụng 1 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều
Vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em” và cùng các bạn trưng bày tại lớp học của mình.
- VIDEOYOMEDIA
-
Vận dụng 2 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều
Tìm hiểu và nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đối với mình hoặc của chính quyền địa phương đối với trẻ em nơi em sinh sống.
-
Vận dụng 3 trang 63 SGK GDCD 6 Cánh diều
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện quyền trẻ em của bản thân:
- Những công việc cần làm: Trong học tập, quan hệ với những người xung quanh ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Biện pháp thực hiện.
-
Giải bài 1 trang 55 SBT GDCD 6 Cánh diều
Quyền nào dưới đây không phải quyền trẻ em?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền học tập
B. Quyền được vui chơi, giải trí
C. Quyền được vui chơi, thỏa thích
D. Quyền được làm mọi việc theo sở thích của mình
E. Quyền được tham gia
G. Quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
I. Quyền được sống độc lập
-
Giải bài 2 trang 55 SBT GDCD 6 Cánh diều
Mỗi hình ảnh dưới đây nói về một quyền nào của trẻ em?
-
Giải bài 3 trang 53 SBT GDCD 6 Cánh diều
Nội dung nào dưới đây là quyền, nội dung nào là bổn phận của trẻ em?
(Đánh dấu X vài ô tương ứng)
Nội dung
Quyền của trẻ em
Bổn phận của trẻ em
A. Trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động xã hội
B. Trẻ em phải chăm chỉ học hành
C. Trẻ em được học tập, vui chơi giải trí
D. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
E. Trẻ em phải tôn trọng pháp luật
G. Trẻ em phải lễ phép với người lớn, thương yêu các em nhỏ, đoàn kết với bạn bè
H. Trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
I. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm
K. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
L. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
-
Giải bài 4 trang 56 SBT GDCD 6 Cánh diều
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Vì sao bác Trọng không muốn cho Liên đi học?
b. Nếu không cho Liên đi học, bác Trọng có thực hiện đúng trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em không? Vì sao?
-
Giải bài 5 trang 58 SBT GDCD 6 Cánh diều
Ở xã H, Ủy ban nhân dân và nhân dân trong xã thường xuyên quan tâm và chăm lo cho trẻ em. Đối với những trẻ em thuộc diện gia đình khó khăn, Ủy ban nhân dân quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ vật chất để các em không vì nghèo khó mà bỏ học. Chủ trương đó đã tạo được sự ủng hộ và đồng thuận từ phía các gia đình, vì vậy phần lớn học sinh của xã đều học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn. Tuy nhiên, dịp gần đây xuất hiện một số trẻ em rất mải chơi, bỏ bê chuyện học hành và tệ hơn nữa là một số trẻ em bắt đầu tụ tập hút thuốc lá và sử dụng ma túy.
a. Việc làm của Ủy ban nhân dân và nhân dân xã H đã thể hiện trách nhiệm gì?
b. Hành vi của một số học sinh hư hỏng trong xã đã không thực hiện bổn phận nào của trẻ em?
c. Theo em, Ủy ban xã cần làm gì đối với những trẻ em có biểu hiện hư hỏng?
-
Giải bài 6 trang 58,59 SBT GDCD 6 Cánh diều
Vân sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên chỉ học hết lớp 6 em đã phải ở nhà đi làm phụ giúp bố mẹ bán hàng ăn. Hằng ngày, em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò than, dọn dẹp đến rửa bát, bưng bê đồ ăn cho khách. Công việc khá vất vả lại lặp đi lặp lại nên Vân rất buồn. Em chỉ ước được đến trường như các bạn nhưng lại không dám đề xuất ý kiến với bố mẹ.
a) Trong điều kiện này, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm?
b) Nếu là Vân, em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên?
c) Nếu em là bạn thân của Vân, em sẽ làm gì để giúp bạn?
-
Giải bài 7 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều
Là doanh nhân thành đạt nhưng vào dịp cuối tuần hay những hôm nghỉ làm, vợ chồng cô Hạnh luôn cùng nhau dạy các con làm việc nhà theo kiểu vừa học vừa chơi với con gái bé và giao việc cho con trai lớn. Thỉnh thoảng vợ chồng cô lại rủ các con đạp xe đi chơi ở cánh đồng, khám phá miền quê nông thôn thanh bình. Cô chú dạy con cách đọc sách, cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, những lời nhắn nhủ mà tác giả gửi gắm trong mỗi câu chuyện nhỏ.
a. Việc làm của vợ chồng cô Hạnh với các con thể hiện điều gì?
b. Em có muốn được bố mẹ đưa đi chơi nhiều nơi không? Vì sao?
-
Giải bài 8 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều
Vì sao gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em?
-
Giải bài 9 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều
Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện bổn phẩn trẻ em của mình như thế nào?
THỰC HIỆN BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Đối với bản thân
Đối với gia đình
Đối với nhà trường
-
Giải bài 10 trang 59 SBT GDCD 6 Cánh diều
Em hiểu thế nào về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”?