OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm Chân trời sáng tạo


Tiết kiệm là một thói quen cần được rèn luyện qua thời gian và có sự kiên trì thực hiện. Qua nội dung bài học Bài 8: Tiết kiệm GDCD lớp 6 bộ sách Chân Trời sáng tạo với nội dung bài chi tiết dễ hiểu giúp các em học tập hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc tiết kiệm trong cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi.

 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là tiết kiệm?

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

1.2. Biểu hiện

- Tiết kiệm tiền; tiết kiệm nước; tiết kiệm điện; tiết kiệm thời gian; tiền kiệm đồ ăn; tiết kiệm đồ uống; tiết kiệm giấy bút; tiết kiệm mọi thứ xung quanh ta...

1.3. Giải pháp để tiết kiệm

Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần:

- Tắt thiết bị điện khi không cần thiết

- Sử dụng hợp lí nước sạch, tiền bạc

- Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả

- Bảo quản đồ dùng học tập, lao động,...

1.4. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Em hãy quan sát hình ảnh bên cạnh và cho biết các bạn đang lãng phí những gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

Các bạn đang chơi game. Việc làm của các bạn đang lãng phí thời gian, lãng phí điện, lãng phí tiền. Vì game là một trò chơi tiêu khiển chỉ để giải trí lúc rảnh, vậy mà các bạn học sinh trong hình lại trốn học, bỏ quá nhiều thời gian để chơi.

2.2. Khám phá

Câu hỏi khám phá 1:

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ

Bác Hồ là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Hằng ngày, trong mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân dã như: tương cà, dưa, cá kho...Bác bảo ăn món gì hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Bác luôn nghĩ đến người nghèo: “Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo.”

Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất. Bác nói: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to.” Và Bác khẳng định: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều.”

(Phỏng theo bài Sẻ cơm nhường áo đăng trên báo Cứu quốc – Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập 4, trang 33, năm 2011)

1. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ?

2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là là gì?

3. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

Phương pháp giải:

Giải quyết vấn đề

Liên hệ bản thân 

Tóm tắt câu chuyện:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đức tính tiết kiệm trong cuộc sống. Bữa ăn hàng ngày của Bác rất đạm bạc như: cà muối, rau rừng, cá kho,...khi Bác đi công tác địa phương, Bác gói cơm nắm mang theo để đỡ phiền người dân. Người đi đầu nêu gương trong phong trào tiết kiệm “cứ 10 ngày nhịn 1 bữa” đem gạo đó cứu dân nghèo. Bác tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất, như giấy, bút mực,...nhờ tiết kiệm mà lợi cho nhân dân rất nhiều

Hướng dẫn giải:

1. Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện lối sống tiết kiệm của Bác Hồ:

- Bữa ăn quy định không quá 3 món.

- Ăn món gì phải hết đấy.

- Có quả chuối hơi nẫu, nhiều người không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn.

- Đi công tác Bác thường bảo các đồng chỉ chuẩn bị cơm nắm.

- 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, 1 tháng nhịn ăn 3 bữa để cho người nghèo.

- Nếu miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng 1 tờ to

2. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu tiết kiệm là: sử dụng 1 cách hợp lý tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của người khác. Chúng ta phải tiết kiệm vì tiết kiệm không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. 

3. Em rút ra được bài học cho bản thân từ bài học: từ câu chuyện về sự tiết kiệm của Bác Hồ em rút ra được bài học lớn là chúng ta phải biết tiết kiệm từ mọi việc làm nhỏ nhặt nhất có thể. Tiết kiệm giúp ta có thêm những khoản dư để sử dụng vào việc khác, tiết kiệm điện và nước sẽ có ích cho môi trường, là học sinh chúng ta cần tiết kiệm giấy, mực và sử dụng thời gian hiệu quả cho việc học tập và rèn luyện.

Câu hỏi khám phá 2:

Câu 1

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới dây và cho biết:

Hình ảnh: (trang 32)

- Hành vi nào thể hiện sự tiết kiệm và hành vi nào thể hiện sự lãng phí.

- Hậu quả của những hành vi lãng phí.

Phương pháp giải:

Trực quan

Hướng dẫn giải:

Qua 4 hình ảnh trên em nhận thấy:

- Hình ảnh thể hiện sự tiết kiệm: 1 và 2

- Hình ảnh thể hiện sự lãng phí: 3 và 4 

- Hậu quả của những hành vi lãng phí: tốn kém tiền bạc của gia đình, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, lãng phí cho xã hội; lãng phí với thời gian khiến chúng ta làm việc không hiệu quả, công việc ngưng trệ, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Câu 2

Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu ca dao sau:

Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng

(Ca dao)

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa câu ca dao sau:

Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng

(Ca dao)

Câu ca dao đã dùng ngôn từ hóm hỉnh để khuyên răn mọi người. Khoai, ngô không giá trị bằng lúa gạo nhưng rất quan trọng, để ăn độn, nhất là trong kỳ giáp hạt tháng ba ngày tám. Dù có được mùa cũng không nên “phụ ngô khoai”. Vì đến “Khi thất bát” là khi mất mùa, nhà nông thu hoạch kém, “Lấy ai bạn cùng” nghĩa là lấy gì để san sẻ, để chia ngọt sẻ bùi cùng mình qua cơn đói kém, thiếu thốn. Câu ca dao trên với cách nói nhẹ nhàng mà thấm thía về một lời khuyên nhà nông, cũng như mọi người phải biết quý trọng ngô khoai, không được coi thường hoặc hoang phí ngô khoai, lương thực. Từ câu ca dao ông cha ta đã đúc kết lại cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc tiết kiệm rất quan trọng trong cuộc sống, tiết kiệm có thể mang lại cho ta nhiều giá trị ý nghĩa.

Câu 3

Em hãy thuyết trình trước lớp về một trong các chủ đề sau:

+ Tiết kiệm thời gian

+ Tiết kiệm tiền bạc

+ Tiết kiệm điện, nước...

Phương pháp giải:

Thuyết trình

Hướng dẫn giải:

Em hãy thuyết trình trước lớp về một trong các chủ đề sau:

+ Tiết kiệm thời gian

+ Tiết kiệm tiền bạc

+ Tiết kiệm điện, nước...

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học các em cần nắm được các yêu cầu sau:
+ Nêu được khái niệm tiết kiếm và những biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện nước, ...)

+ Giải thích được vì sao phải tiết kiệm.

+ Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

+ Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.

+ Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 Chân trời sáng tạo cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 8 Chân trời sáng tạo để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 33 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 33 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 33 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 33 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 trang 33 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 trang 34 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 4 trang 34 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 5 trang 35 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 6 trang 35 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 7 trang 36 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 8 trang 36 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 8: Tiết kiệm

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF