Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý 6 Bài 8 Sự chuyển động của trái đất quanh mặt Trời giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Bài tập 1 trang 27 SGK Địa lý 6
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
-
Bài tập 2 trang 27 SGK Địa lý 6
Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?
-
Bài tập 3 trang 27 SGK Địa lý 6
Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm-dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày?
Mùa Tính theo dương lịch Tính theo âm-dương lịch Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Từ ngày 21-3 (xuân phân) đến ngày 22-6 (hạ chí)
Từ ngày 22-6 (hạ chí) đến ngày 23-9 (thu phân)
Từ ngày 23-9 (thu phân) đến ngày 22-12 (đông chí)
Từ ngày 22-12 (đông chí) đến ngày 21-3 (xuân phân)
Từ ngày 4-5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5-6 tháng 5 dương lịch (lập hạ)
Từ ngày 5-6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) đến ngày 7-8 tháng 8 dương lịch (lập thu)
Từ ngày 7-8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7-8 tháng 11 dương lịch (lập đông)
Từ ngày 7-8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4-5 tháng 2 dương lịch (lập xuân)
-
Bài tập 1 trang 27 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Quỹ đạo chuyển động có hình dạng như thế nào?
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có còn tự quay không. Hướng chuyển động và độ nghiêng của trục Trái Đất trong khi chuyển động?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 2 trang 28 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 23 trong SGK Địa lí 6, hãy cho biết:
- Ngày, tháng nào nửa cầu Bắc chúc nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc so với nửa cầu Nam như thế nào?
- Ngày, tháng nào nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó ở nửa cầu Nam có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được so với nửa cầu Bắc như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 28 SBT Địa lí 6
Hãy phương án em cho là đúng.
Sở dĩ Trái Đất lúc chúc nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời, lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời là do trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất:
a) luôn giữ độ nghiêng cố định nhưng hướng nghiêng thay đổi.
b) luôn giữ hướng nghiêng cố định nhưng độ nghiêng thay đổi.
c) luôn giữ độ nghiêng và hướng nghiêng cố định.
d) chuyển động tịnh tiến với hướng nghiêng không cố định.
-
Bài tập 2 trang 29 SBT Địa lí 6
Đánh dấu phương án em cho là sai.
Ngày 22 tháng 6 nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nửa cầu này có
a) ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm.
b) góc chiếu sáng lớn nhất trong năm.
c) lượng nhiệt nhận được nhiều nhất trong năm.
d) góc chiếu sáng như nhau ở các vĩ độ.
-
Bài tập 1 trang 29 SBT Địa lí 6
Tại sao ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn luôn có hai mùa trái ngược nhau?
-
Bài tập 2-TN trang 29 SBT Địa lí 6
- Mùa Xuân:
- Tính theo dương lịch: Từ ngày 21 -3 (xuân phân đến ngày 22 -6 (hạ chí)
- Tính theo âm dương lịch: Từ ngày 4 – 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5 – 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ)
- Mùa Hạ:
- Tính theo dương lịch: Từ ngày 22 – 6 (hạ chí) đến ngày 23 – 9 (thu phân)
- Tính theo âm dương lịch: Từ ngày 5 – 6 tháng 5 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 – 8 tháng 8 dương lịch (lập thu)
- Mùa Thu:
- Tính theo dương lịch: Từ ngày 23 – 9 (thu phân) đến ngày 22 – 12 (đông chí)
- Tính theo âm dương lịch: Từ ngày 7 -8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 – 8 tháng 11dương lịch (lập đông)
- Mùa Đông:
- Tính theo dương lịch: Từ ngày 22 – 12 (đông phân) đến ngày 21 – 3 (xuân phân)
- Tính theo âm dương lịch: Từ ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân)
Quan sát thống kê trên, hãy:
- Điền vào phần mở ngoặc đơn (....) của hình 8 các chữ: âm dương lịch và dương lịch.
- Điền các chữ: lập hạ, lập thu, lập đông, lập xuân; xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí vào những chỗ trống (? ...) trong hình 8.
- Mùa Xuân:
-
Bài tập trang 30 SBT Địa lí 6
Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.
a) Sở dĩ Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời vì “trục” Trái Đất có độ nghiêng cố định, nhưng hướng nghiêng luôn thay đổi.
- Đúng
- Sai
b) Vào hai ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhận được thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt như nhau.
- Đúng
- Sai
-
Bài tập 1 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 6
Quan sát hình 1, em hãy cho biết:
- Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (theo chiều thuận hay ngược chiều kim đồng hồ?
- Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày nào?
- Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày nào?
- Cả hai nửa cầu Bắc và Nam hướng về phía Mặt Trời như nhau vào những ngày nào?
- Từ sau ngày 21 tháng 3 đến trước ngày 23 tháng 9, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? Lúc đó là mùa.............. của nửa cầu........... và là mùa ............ của nửa cầu.................
- Từ sau ngày 23 tháng 9 đến trước ngày 21 tháng 3 năm sau, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? Lúc đó là mùa.............. của nửa cầu........... và là mùa ............ của nửa cầu.................
-
Bài tập 2 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 6
Đánh dấu × vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng nhất.
Trong một năm ánh sáng Mặt Trời chiếu:
☐ Vuông góc một lần ở chí tuyến Bắc, một lần ở chí tuyến Nam.
☐ Vuông góc 2 lần ở các vĩ tuyến nằm giữa 2 chí tuyến.
☐ Không vuông góc với các vĩ tuyến nằm ngoài 2 chí tuyến.
☐ Tất cả các ý trên.
-
Bài tập 3 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 6
Đánh dấu × vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày:
☐ Ở hai nửa cầu Bắc và Nam có thời gian chiếu sáng như nhau.
☐ Ở các vĩ độ đều có góc chiếu sáng như nhau.
☐ Ở các vĩ độ đều nhận được một lượng nhiệt như nhau.
☐ Tất cả các ý trên.
-
Bài tập 4 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 6
Đánh dấu × vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày:
☐ Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo và chí tuyến.
☐ Hai nửa cầu Bắc và Nam đều hướng về phía Mặt trời như nhau.
☐ Cả hai nửa đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau.
☐ Tất cả các ý trên.