Các em có băn khoăn không giải được bài tập trong SGK Địa lý 6 Địa lý 6 Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất thì các em có thể tham khảo các gợi ý hướng dẫn giải bài tập dưới đây nhé.
-
Bài tập 2 trang 8 SGK Địa lý 6
Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
-
Bài tập 1 trang 8 SGK Địa lý 6
Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 100 ta vẽ một vĩ tuyến thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
-
Bài tập 1 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 6
Quan sát quả Địa cầu và hình 1, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm (...):
- Các đường nối liền cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu là những đường....................................
- Đừng kinh tuyến đi qua Luân Đôn có số độ là..........kinh tuyến này có tên gọi là............. Tìm, ghi số độ và tên của đường đó lên bản đồ ở hình 1.
- Những đường tròn trên quả Địa cầu nhỏ dần về hai cực và vuông góc với đường kinh tuyến là những đường............... Đường vĩ tuyến dài nhất trên quả Địa cầu có số độ là............. Đường này được gọi là............... Ghi tên đường đó vào chỗ chấm (...) trên bản đồ.
-
Bài tập 2 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 6
Điền tiếp vào chỗ chấm (...): nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây vào hình 2 cho đúng.
Điền tiếp vào chỗ chấm (...): nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây vào hình 2 cho đúng.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 3 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 6
Dựa vào hình 1 em hãy cho biết châu nào có cả đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc đi qua ................
-
Bài tập 4 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 6
Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất
Dựa vào kinh tuyến gốc ta có thể biết được:
☐ Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180o
☐ Các kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông.
☐ Các kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây.
☐ Tất cả các ý trên.
-
Bài tập 5 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 6
Đánh dấu × vào ô trống ý em cho là đúng nhất
Vòng tròn vĩ tuyến lớn nhất là:
☐ Đường xích đạo.
☐ Vĩ tuyến 0o.
☐ Vĩ tuyến gốc.
☐ Tất cả các ý trên.
-
Bài tập 1 trang 4 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 1.1 hãy cho biết:
- Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
-
Bài tập 2 trang 5 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 1-2, hãy cho biết: Vì sao ban đầu chỉ nhìn thấy một phần cánh buồm, sau đó thấy toàn bộ cánh buồm và cuối cùng là thấy được cả thân con thuyền?
-
Bài tập 3 trang 5 SBT Địa lí 6
Dựa vào hình 1-3, hãy cho biết: Vì sao ta thấy đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp.
-
Bài tập 4 trang 6 SBT Địa lí 6
Dựa vào các hình vẽ 1-4 và 1-5, hãy cho biết:
- Các nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực là đường gì?
- Đường kinh tuyến gốc có số độ là bao nhiêu? Đi qua thành phố nào?
- Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
-
Bài tập 5 trang 7 SBT Địa lí 6
Dựa vào các hình 1-6 và 1-7, hãy cho biết:
- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường gì?
- Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào?
- Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì?
-
Bài tập 6 trang 7 SBT Địa lí 6
Dựa vào các hình 1.5, 1.7 hãy cho biết:
- Những đường kinh tuyến nào chia quả Địa cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- Vĩ tuyến nào chia quả Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
-
Bài tập 1 trang 8 SBT Địa lí 6
Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến
a) đi qua đài thiên văn Grin-uýt.
b) đi qua ngoại ô thành phố Luân Đôn.
c) đối diện với kinh tuyến 180°.
d) đi qua thủ đô Pa-ri.
-
Bài tập 2 trang 8 SBT Địa lí 6
Vĩ tuyến gốc là
a) vòng tròn chia quả Địa Cầu thành hai nửa cầu Bắc và Nam.
b) vòng tròn chia quả Địa Cầu thành nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.
c) vòng tròn chạy ngang được ghi số độ là 0°.
d) vòng tròn chạy ngang có tên gọi là đường Xích đạo.
-
Bài tập 3 trang 8 SBT Địa lí 6
Các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là
a) các đường vòng tròn chạy ngang có độ dài bằng nhau.
b) các đường vòng tròn chạy dọc có độ dài bằng nhau.
c) các đường vòng tròn chạy ngang có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về hai cực.
d) các đường vòng tròn nối cực Bắc với cực Nam.
-
Bài tập 1 trang 9 SBT Địa lí 6
Hãy cho biết:
- Các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không?
- Ngồi sao lớn tự phát ra ánh sáng được gọi là gì?
- Theo đúng nghĩa khoa học, một số hành tinh được gọi là sao có đúng không. Vì sao?
-
Bài tập 2 trang 9 SBT Địa lí 6
Hãy nhận xét và giải thích bảng thống kê sau: (Đơn vị: m)
Ở độ cao Nhìn xa Ở độ cao Nhìn xa 1 3.570 50 25.200 5 7.982 100 35.696 10 11.288 500 79.821 -
Bài tập 3 trang 9 SBT Địa lí 6
Hãy cho biết đường kinh tuyến khác đường vĩ tuyến như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 10 SBT Địa lí 6
Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.
a) Trái Đất có dạng hình tròn.
- Đúng
- Sai
b) Đường kinh tuyến là một vòng tròn chạy qua 2 cực Bắc và Nam.
- Đúng
- Sai
-
Bài tập 2 trang 10 SBT Địa lí 6
Vĩ tuyến là:
a) những vòng tròn chạy ngang vuông góc với các đường kinh tuyến.
b) những vòng tròn chạy ngang gần bằng nhau, trong đó có đường Xích đạo là vòng tròn lớn nhất.
c) những vòng tròn nhỏ dần khi càng xa Xích đạo và về tới hai cực chỉ còn là hai điểm (chấm).
d) những vòng tròn chạy ngang có độ dài bằng nhau.