HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài học Khái quát về nhà ở để giúp các em biết nhà ở có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người và nhà ở có những đặc điểm gì. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Một số hình ảnh về vai trò của nhà ở đối với con người
1.2. Đặc điểm chung của nhà ở
1.2.1. Cấu tạo
Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Cấu tạo chung của ngôi nhà
1.2.2. Cách bố trí không gian bên trong
- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,...
- Nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Một số khu vực chức năng trong ngôi nhà
1.3. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
1.3.1. Nhà ở nông thôn truyền thống
- Các khu vực chức năng trong nhà thường được xây dựng tách biệt.
- Tùy điều kiện của từng gia đình mà khu nhà chính có thể được xây dựng ba gian hai chái, hay năm gian hai chái.
- Các gian nhà được phân chia bằng hệ thống tường hoặc cột nhà.
1.3.2. Nhà ở thành thị
a. Nhà mặt phố
- Nhà ở thường được thiết kế nhiều tầng.
- Nhà mặt phố được thiết kế để có thể vừa ở vừa kinh doanh
b. Nhà chung cư
- Nhà chung cư được xây dựng để phục vụ nhiều gia đình.
- Nhà được tổ chức thành không gian riêng dành cho từng gia đình được gọi là các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,...
1.3.3. Nhà ở các khu vực đặc thù
a. Nhà sàn
- Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất, phù hợp với các đặc điểm về địa hình, tập quán sinh hoạt của người dân.
- Nhà sàn được chia thành hai vùng không gian sử dụng:
+ phần sàn là khu vực sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn
+ phần dưới sàn thường là khu vực chăn nuôi và nơi cất giữ công cụ lao động
b. Nhà nổi
- Nhà nổi là kiểu nhà được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà có thể nổi trên mặt nước.
- Nhà có thể di động hoặc cố định
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Phần nào của ngôi nhà nằm dưới lòng đất?
Phần móng nhà của ngôi nhà nằm dưới lòng đất.
Bài tập 2: Thân nhà có những bộ phận chính nào?
Thân nhà có những bộ phận chính là: Tường, cột, sàn, dầm nhà
Bài tập 3: Cho các hình ảnh sau:
Em hãy hoàn thành bảng sau thể hiện kiến trúc nhà mặt phố và nhà chung cư
Kiến trúc nhà ở thành thị |
|
Nhà mặt phố |
Nhà chung cư |
- Nhà ở thường được thiết kế nhiều tầng. - Nhà mặt phố được thiết kế để có thể vừa ở vừa kinh doanh |
- Nhà chung cư được xây dựng để phục vụ nhiều gia đình. - Nhà được tổ chức thành không gian riêng dành cho từng gia đình được gọi là các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,... |
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần trả lời được các câu hỏi sau:
+ Nêu được vai trò và đặc điểm của nhà ở
+ Kể tên được các kiểu nhà ở Việt Nam
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 1 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
- B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
- C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
- D. Tất cả các phương án trên
-
- A. Sàn gác
- B. Mái nhà
- C. Tường nhà
- D. Dầm nhà
-
- A. Dầm nhà
- B. Sàn nhà
- C. Cột nhà
- D. Móng nhà
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 1 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi trang 8 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Khám phá trang 8 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Khám phá trang 10 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Kết nối năng lực trang 11 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Luyện tập trang 11 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Vận dụng 1 trang 11 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Vận dụng 2 trang 11 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 3 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 2 trang 3 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 3 trang 3 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 4 trang 4 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 5 trang 4 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 6 trang 5 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 7 trang 5 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Bài tập 8 trang 5 SBT Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Hỏi đáp Bài 1 Công nghệ 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!