OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 6 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc


Các loại vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng, phong phú về chất liệu, độ dày mỏng, màu sắc, hoa văn trang trí,... Dựa theo nguồn gốc sợi dệt vải được phân thành 3 loại vải chính: vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa họcvải sợi pha. Mời các em cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải trong nội dung bài học Các loại vải thường dùng trong may mặc dưới đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguồn gốc, tính chất các loại vải

1.1.1. Vải sợi thiên nhiên

a. Nguồn gốc

            

Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên

  • Dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên:
    • Từ thực vật  như: sợi bông lanh, đay, gai
    • Từ động vật như: sợi tơ tằm (từ kén tằm), sợi len (từ lông cừu, lông dê, lạc đà, vịt)
  • Vải sợi thiên nhiên được chia làm hai loại: Vải sợi tơ tằm và vải sợi bông

Hình 2. Vải sợi tơ tằm và vải sợi bông

  • Quy trình sản xuất vải sợi bông:

    • Cây bông \(\rightarrow\) quả bông \(\rightarrow\) xơ bông \(\rightarrow\) kéo sợi \(\rightarrow\) sợi dệt \(\rightarrow\) dệt \(\rightarrow\) vải sợi bông

  • Quy trình sản xuất vải tơ tằm:

    • Con tằm kén tằm \(\rightarrow\) ươm tơ \(\rightarrow\) sợi tơ tằm \(\rightarrow\) kéo sợi \(\rightarrow\) sợi dệt \(\rightarrow\) dệt \(\rightarrow\) vải tơ tằm

b. Tính chất

Vải bông, vải tơ tằm: có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới nhưng dễ bị nhăn; độ bền kém và giặt lâu khô.

1.1.2. Vải sợi hóa học

a. Nguồn gốc

Hình 3. Sơ đồ quy trình sản xuất vải sợi hóa học

  • Vải sợi hóa học dệt bằng các loại sợi do người tạo ra từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre nứa, dầu mỏ, than đá…

Hình 4. Vải sợi hóa học

  • Vải sợi hóa học có thể chia làm hai loại: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt bằng sợi tổng hợp

Hình 5. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp

b. Tính chất
  • Vải sợi nhân tạo có nhu cầu hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng ít nhàu và bị cứng lại trong nước, khi đốt sợi vải tro bóp dể tan
  • Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi, được sử dụng nhiều vì rất đa dạng bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan

1.1.3. Vải sợi pha

a. Nguồn gốc

Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha được kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt.

b. Tính chất

Vải sợi pha có độ hút ẩm nhanh, mặc thoáng mát, không bị nhàu, bền, đẹp. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới.

1.2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải

1.2.1. Điền tính chất của một số loại vải

Hình 6. Tính chất của một số loại vải

1.2.2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải

  • Vò vải:
    • Bị nhàu \(\rightarrow\) vải sợi thiên nhiên
    • Ít bị nhàu \(\rightarrow\) vải sợi nhân tạo
    • Không bị nhàu \(\rightarrow\) vải sợi tổng hợp
  • Đốt vải:
    • Tro bóp dễ tan \(\rightarrow\) vải sợi thiên nhiên
    • Tro bóp dễ tan \(\rightarrow\) vải sợi nhân tạo
    • Tro vón cục bóp không tan \(\rightarrow\) vải sợi tổng hợp

1.2.3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần

Hình 7. Cách đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1

Nêu nguồn gốc, tính chất, qui trình sản xuất và phân loại của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học và vải sợi pha.

Gợi ý trả lời:

  Vải sợi thiên nhiên Vải sợi hóa học Vải sợi pha
Nguồn gốc

Dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên:

  • Từ thực vật  như: sợi bông lanh, đay, gai
  • Từ động vật như: sợi tơ tằm (từ kén tằm), sợi len (từ lông cừu, lông dê, lạc đà, vịt)

Vải sợi hóa học dệt bằng các loại sợi do người tạo ra từ một số chất hóa học lấy từ gỗ, tre nứa, dầu mỏ, than đá…

Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha được kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt
Tính chất

Vải bông, vải tơ tằm: có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới nhưng dễ bị nhăn; độ bền kém và giặt lâu khô

  • Vải sợi nhân tạo có nhu cầu hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng ít nhàu và bị cứng lại trong nước, khi đốt sợi vải tro bóp dể tan
  • Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí vì ít thấm mồ hôi, được sử dụng nhiều vì rất đa dạng bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu, khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan
Vải sợi pha có độ hút ẩm nhanh, mặc thoáng mát, không bị nhàu, bền, đẹp. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới
Phân loại Chia làm hai loại: Vải sợi tơ tằm và vải sợi bông Chia làm hai loại: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt bằng sợi tổng hợp  
Qui trình sản xuất
  • Quy trình sản xuất vải sợi bông:

    • Cây bông \(\rightarrow\) quả bông \(\rightarrow\) xơ bông \(\rightarrow\) kéo sợi \(\rightarrow\) sợi dệt \(\rightarrow\) dệt \(\rightarrow\) vải sợi bông

  • Quy trình sản xuất vải tơ tằm:

    • Con tằm kén tằm \(\rightarrow\) ươm tơ \(\rightarrow\) sợi tơ tằm \(\rightarrow\) kéo sợi \(\rightarrow\) sợi dệt \(\rightarrow\) dệt \(\rightarrow\) vải tơ tằm

  • Sợi nhân tạo: từ chất xenlulo của gỗ, tre, nứa \(\rightarrow\) dung dịch keo \(\rightarrow\) tạo sợi \(\rightarrow\) dệt vải
  • Sợi tổng hợp: than đá, dầu mỏ \(\rightarrow\) chất dẻo \(\rightarrow\) nung chảy \(\rightarrow\) dung dịch keo \(\rightarrow\) sợi tổng hợp \(\rightarrow\) dệt vải
Kết hợp ưu điểm của hai hay nhiều loại sợi khác nhau
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 1 Công Nghệ 6 

Sau khi học xong bài 1 của chương trình môn Công nghệ lớp 6, các em cần ghi nhớ:

  • Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên như sợi bông, sợi tở tằm,... Vợi bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, thích hợp với khí hậu nhiệt đới nhưng dễ bị nhàu và độ bền kém

  • Vải sợi hóa học gồm vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học. Vải sợi nhân tạo mặc thoáng mát, ít nhàu hơn vải bông. Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí và ít thấm mồ hôi

  • Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Vải sợi pha có được những ưu điểm của các loại sợi thành phần 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 10 SGK Công nghệ 6

Bài tập 2 trang 10 SGK Công nghệ 6

Bài tập 3 trang 10 SGK Công nghệ 6

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 1 Công Nghệ 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF