Mời các em cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Tổng kết Chương 3 môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức để tổng hợp kiến thức về công nghệ thức ăn chăn nuôi. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn
1.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là lượng chất cần thiết để duy trì sự sống và sản xuất.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào loài, giống, giai đoạn phát triển và khả năng sản xuất của vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng quan trọng để xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
- Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm duy trì và sản xuất.
1.1.2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
a. Khái niệm
- Tiêu chuẩn ăn là lượng ăn cung cấp cho vật nuôi trong một ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Tiêu chuẩn ăn dựa trên các chỉ số dinh dưỡng.
- Cần thực hiện thí nghiệm đối với từng loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí và khả năng sản xuất để xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
b. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn
- Năng lượng
+ Carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
+ Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho vật nuôi.
+ Năng lượng trong thức ăn được tính bằng Kcal hoặc Joule (J).
- Protein
+ Protein trong thức ăn cung cấp cho vật nuôi để tổng hợp hoạt chất sinh học, tạo mô và sản phẩm chăn nuôi.
+ Chỉ số protein được tính dựa trên % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hoặc số gram protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.
- Chất khoáng
+ Khoảng đa lượng: các nguyên tố Ca, P, Mg, Na, Cl,... cấu tạo cơ thể, tham gia hoạt động sinh lý. Tính bằng g/con/ngày.
+ Khoảng vi lượng: các nguyên tố Fe, Cu, Co, Mn, Zn,... cấu trúc enzyme, phản ứng sinh hoá. Tính bằng mg/con/ngày.
- Vitamin
+ Vitamin có tác dụng điều hoà quá trình trao đổi chất trong vật nuôi. Nhu cầu vitamin tính bằng mg/kg hoặc ug/kg thức ăn.
+ Cần quan tâm đến hàm lượng chất xơ và amino acid thiết yếu khi xây dựng tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
1.1.3. Khẩu phần ăn của vật nuôi thức
a. Khái niệm
- Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp hằng ngày cho vật nuôi, đảm bảo sự sống và sản xuất.
- Tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.
- Khẩu phần ăn bao gồm khẩu phần duy trì và sản xuất.
b. Nguyên tắc lập khẩu phần và phối trộn thức ăn
- Các nguyên tắc cần đảm bảo khi lập khẩu phần ăn để đảm bảo tiêu hoá tốt và hấp thụ dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Phối trộn thức ăn là phương pháp kết hợp nguyên liệu thức ăn để tạo thức ăn hỗn hợp giúp tăng trưởng và giảm chi phí trong chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất và lợi nhuận.
1.2. Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi
1.2.1. Sản xuất thức ăn chăn nuôi
a. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống
Thức ăn truyền thống: sản xuất từ sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt, thuỷ sản, công nghiệp chế biến và các sản phẩm tương tự. Sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô, nghiền nhỏ để phù hợp với mục đích sử dụng và đối tượng vật nuôi.
b. Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có 2 dạng phổ biến: dạng bột và dạng viên.
1.2.2. Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi
a. Phương pháp vật lí
- Cắt ngắn
- Nấu chín
- Nghiền nhỏ
b. Phương pháp hoá học
- Đường hoá
- Xử lí kiềm
- Phương pháp sử dụng vi sinh vật
1.2.3 Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi
a. Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh
- Công nghệ vi sinh có thể ứng dụng để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein.
- Sử dụng chủng vi sinh vật có khả năng sinh trưởng, phát triển trong thức ăn giàu tinh bột để chúng sản xuất protein.
b. Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động
- Thực hiện các bước xử lý nguyên liệu: nghiền, xay, trộn, ...
- Tự động cân và trộn các thành phần theo tỉ lệ đã thiết kế.
- Cho vào máy ép hoặc máy ép trục vít để sản xuất viên thức ăn với kích thước và hình dạng chuẩn.
- Sấy hoặc khử trùng viên thức ăn.
- Đóng gói và bảo quản viên thức ăn chăn nuôi.
1.3. Bảo quản thức ăn
1.3.1. Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho
- Kho bảo quản thức ăn chăn nuôi cần đảm bảo mát, thoáng và ngăn chặn sự xâm nhập của chuột, kiến, gián, đồng thời phải thuận tiện cho việc cơ giới hoá xuất và nhập kho. Trước khi chứa thức ăn chăn nuôi, kho cần được khử trùng.
- Khi bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho, cần lưu ý:
+ Đối với thức ăn đỗ rời, sàn kho phải được lót bạt chống ẩm và đổ thức ăn vào kho phải đặt đồ đủ độ cao từ trong ra ngoài, đồng thời đặt các vị trí thông hơi định sẵn.
+ Đối với thức ăn đóng bao, chất liệu làm bao phải bền, an toàn, có khả năng chống ẩm. Bao thức ăn phải được xếp lên kệ, không để trực tiếp trên sàn, không kê sát tường và không để trộn lẫn bao thức ăn cũ với các bao thức ăn mới.
1.3.2. Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô
Nguyên lí:
Khi lượng nước trong thức ăn chăn nuôi chỉ còn khoảng 10 – 15% sẽ kìm hãm sự hoạt động của các enzyme có trong tế bào thực vật và sự phân huỷ của vi sinh vật.
Cách tiến hành: Tiến hành phơi hoặc sấy để làm giảm lượng nước có trong thức ăn chăn nuôi.
Ý nghĩa: Phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.
1.3.3. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
a. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học
- Các enzyme cellulase, hemicellulase, xylanase và amylase được sử dụng trong ủ chua để hỗ trợ quá trình lên men và phân giải các chất hữu cơ trong cây thức ăn chăn nuôi như tinh bột, cellulose, hemicellulose, lignin.
- Các hợp chất sinh học như bacteriocin và nisin có hoạt tính kháng khuẩn cao được sử dụng để ức chế mạnh mẽ sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, nấm gây hại trong thức ăn chăn nuôi. Việc sử dụng các hợp chất này giúp bảo vệ, duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản của thức ăn chăn nuôi.
b. Bảo quản thức ăn bằng silo
- Kho silo được sử dụng để lưu trữ và bảo quản thức ăn chăn nuôi không đóng bao với số lượng lớn, bao gồm các loại hạt ngũ cốc và thức ăn ủ chua
- Ưu điểm của kho silo bao gồm sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1.000 tấn thức ăn; khả năng tự động hoá trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn sự phá hoại của động vật và vi sinh vật; tiết kiệm diện tích và chi phí lao động.
- Nhược điểm của kho silo là chi phí đầu tư cao.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1: Đâu là một phương pháp bảo quản thức ăn thô?
A. Bảo quản bằng phương pháo oxi hoá – khử
B. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
C. Bảo quản bằng phương pháp vôi hoá
D. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá
Hướng dẫn giải
Bảo quản bằng phương pháp đóng băng là một phương pháp bảo quản thức ăn thô
Đáp án B
Ví dụ 2: Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?
A. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên.
B. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
C. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại).
D. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường.
Hướng dẫn giải
Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
Đáp án C
Luyện tập Tổng kết Chương 3 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em có thể:
- Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Các phương pháp sản xuất, chế biến, bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
2.1. Trắc nghiệm Tổng kết Chương 3 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tổng kết Chương 3 Công nghệ thức ăn chăn nuôi cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Năng lượng 3000Kcalo
- B. P 13g, Vitamin A
- C. Tấm 1.5kg, bột sắn 0.3 kg
- D. Fe 13g, NaCl 43g
-
- A. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi
- B. giống loài, giai đoạn sinh trưởng
- C. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
- D. giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi
-
- A. được biểu thị bằng tỉ lệ % protein thô trong khẩu phần.
- B. được biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME) hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm
- C. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
- D. đáp án khác
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Tổng kết Chương 3 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tổng kết Chương 3 Công nghệ thức ăn chăn nuôi để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Câu hỏi 1 trang 58 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 58 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 58 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 4 trang 58 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 5 trang 58 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Công nghệ 11 Kết nối tri thức Tổng kết Chương 3
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!