OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi


Thức ăn chăn nuôi thường được sản xuất, chế biến bằng những phương pháp nào? Mục đích của các phương pháp sản xuất, chế biến thức ăn là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn vật nuôi trong chương trình Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi

1.1.1. Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống

Thức ăn truyền thống: sản xuất từ sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt, thuỷ sản, công nghiệp chế biến và các sản phẩm tương tự. Sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô, nghiền nhỏ để phù hợp với mục đích sử dụng và đối tượng vật nuôi.

1.1.2. Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có 2 dạng phổ biến: dạng bột và dạng viên.

Hình 8.1. Các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh

- Quá trình sản xuất bao gồm các bước cơ bản thể hiện ở Hình 8.2, 8.3.

Hình 8.2. Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột cho vật nuôi

Hình 8.3. Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho vật nuôi

1.2. Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi

1.2.1. Phương pháp vật lí

a) Cắt ngắn

Các loại cỏ xanh tự nhiên và phế phẩm cây trồng được cắt ngắn để phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau (Hình 8.4).

Thức ăn của trâu, bò, ngựa được cắt ngắn khoảng 3-5 cm, của cừu là 1.5-2 cm.

Hình 8.4. Thức ăn chăn nuôi được cắt ngắn

b) Nấu chín

Nấu chín thức ăn giúp khử chất độc và nâng cao tỉ lệ tiêu hoá protein.

c) Nghiền nhỏ 

Hạt và nguyên liệu thô được nghiền nhỏ với kích thước phù hợp cho hệ tiêu hoá của từng loài vật nuôi, từng giai đoạn phát triển để tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.

1.2.2. Phương pháp hoá học

a) Đường hoá 

Quá trình thuỷ phân tinh bột thành đường đơn giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.

b) Xử lí kiềm

Xử lí các chất xơ trong thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp bằng kiềm giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.

Hình 8.5. Các bước ủ rơm rạ với urea làm thức ăn cho trâu, bò

1.2.3. Phương pháp sử dụng vi sinh vật 

- Sử dụng vi sinh vật trong chế biến thức ăn chăn nuôi để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi.

- Phương pháp ủ chua thức ăn là một trong những phương pháp thường được áp dụng.

Hình 8.6. Các bước cơ bản ủ chua thức ăn chăn nuôi

- Quá trình ủ cần nén chặt và che kín bằng bạt hoặc đóng bánh để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ chua và bảo quản được trong thời gian dài. 

Hình 8.7. Nén chặt, đóng bánh thức ăn chăn nuôi ủ chua

1.3. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi 

1.3.1. Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh 

- Công nghệ vi sinh có thể ứng dụng để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein.

- Sử dụng chủng vi sinh vật có khả năng sinh trưởng, phát triển trong thức ăn giàu tinh bột để chúng sản xuất protein.

- Quá trình này gồm các bước cơ bản như trong Hình 8.10.

Hình 8.8. Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh

1.3.2. Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động

- Thực hiện các bước xử lý nguyên liệu: nghiền, xay, trộn, ...

- Tự động cân và trộn các thành phần theo tỉ lệ đã thiết kế.

- Cho vào máy ép hoặc máy ép trục vít để sản xuất viên thức ăn với kích thước và hình dạng chuẩn.

- Sấy hoặc khử trùng viên thức ăn.

- Đóng gói và bảo quản viên thức ăn chăn nuôi.

Hình 8.9. Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên bằng dây chuyền tự động

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

 

Hướng dẫn giải

Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm 4 bước

Đáp án B

 

Ví dụ 2:  Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô?

A. Cỏ khô.

B. Bã mía.

C. Rau xanh.

D. Rơm rạ.

 

Hướng dẫn giải

Rau xanh không phải là thức ăn thô

Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể:

- Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi.

- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.

2.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 45 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 46 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 47 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 1 trang 47 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 47 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 48 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 48 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 2 trang 48 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 49 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 3 trang 49 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 50 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 4 trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 51 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF