OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Cánh diều Bài 3: Khái quát về vật liệu cơ khí


Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học dưới đây Bài 3: Khái quát về vật liệu cơ khí trong chương trình Công nghệ 11 Cánh diều do HOC 247 tổng hợp để biết được khái niệm, tính chất cơ bản và phân loại được vật liệu cơ khí. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm 

- Vật liệu cơ khí được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí.

- Các loại vật liệu cơ khí phổ biến bao gồm gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, nhựa.

- Ngày nay, các loại vật liệu mới được tạo ra với những tính năng vượt trội như siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng, bao gồm vật liệu composite và vật liệu nano.

 

1.2. Phân loại

Hình. Sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí

1.2.1. Vật liệu kim loại

- Gồm kim loại và hợp kim của chúng

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, độ bền cơ học cao, độ bền hoá học kém

- Các loại vật liệu phổ biến: gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm,...

1.2.2. Vật liệu phi kim loại

- Chia thành vật liệu vô cơ (ceramic) và vật liệu hữu cơ (polymer)

- Vật liệu vô cơ là hợp chất giữa kim loại và phi kim hoặc giữa các phi kim với nhau

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, cứng, giòn

- Các loại vật liệu vô cơ: gốm ôxit, gốm cacbit,...

- Vật liệu hữu cơ có thành phần chủ yếu là carbon và hydrogen

- Tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp

- Các loại vật liệu hữu cơ thông dụng: cao su và chất dẻo, chia thành nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.

1.2.3. Vật liệu mới

- Gồm các loại chủ yếu như composite, nano

- Có tính năng vượt trội về độ bền, độ cứng và nhẹ

- Vật liệu composite kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu thành phần

- Vật liệu nano có cấu trúc từ các hạt rất nhỏ, được tạo ra bởi công nghệ nano.

1.3. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí

1.3.1. Tính chất cơ học

- Độ bền: khả năng chịu tác động của ngoại lực mà không bị phá huỷ.

- Độ dẻo: khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

- Độ cứng: khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

1.3.2. Tính chất vật lí

- Nhiệt độ nóng chảy: nhiệt độ mà vật liệu chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

- Tính dẫn nhiệt: khả năng dẫn nhiệt của vật liệu.

- Tính dẫn diện: khả năng dẫn điện của vật liệu.

- Khối lượng riêng: khối lượng của vật liệu trên đơn vị thể tích.

1.3.3. Tính chất hoá học

- Tính chịu axit, kiềm và muối: khả năng chịu tác động của các chất axit, kiềm và muối trong môi trường.

- Tính chống ăn mòn: khả năng chống lại quá trình ăn mòn của vật liệu.

1.3.4. Tính công nghệ

- Tính đúc: khả năng được đúc thành hình dạng mong muốn.

- Tính hàn: khả năng được hàn lại với nhau.

- Tính rèn: khả năng được rèn nóng để tạo ra hình dạng mong muốn.

- Tính gia công cắt gọt: khả năng được cắt và gia công thành các hình dạng mong muốn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm

A. Vật liệu kim loại

B. Vật liệu phi kim loại

C. Vật liệu mới

D. Cả 3 đáp án trên

 

Hướng dẫn giải

Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm

- Vật liệu kim loại

- Vật liệu phi kim loại

- Vật liệu mới

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Vật liệu mới là

A. Hợp kim nhôm

B. Cao su

C. Vật liệu nano

D. Nhựa

 

Hướng dẫn giải

Vật liệu mới là: Vật liệu nano

Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Công nghệ 11 Cánh diều

Học xong bài này các em có thể:

- Trình bày được khái niệm cơ bản và phân loại được vật liệu cơ khí.

- Mô tả được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

2.1. Trắc nghiệm Bài 3 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 3 Công nghệ 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 14 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 14 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 14 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 15 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 16 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 16 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 16 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 16 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 17 SGK Công nghệ 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 17 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 3 Công nghệ 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF