Nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 24: Hệ thống lái môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức được tổng hợp, biên soạn và rút gọn bởi HOC247 sẽ đem đến cho các em kiến thức về cấu tạo và nguyên lí hoạt dộng, cũng như cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái của ô tô.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm bộ phận cơ cấu lái, bộ phận dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái.
Hình 1. Cấu tạo chung của hệ thống lái
a. Cơ cấu lái
Nhiệm vụ
Cơ cấu lái tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái để người lái có thể quay bánh xe đến các góc độ khác nhau.
Nhiệm vụ
- Có nhiều loại cơ cấu lái khác nhau, bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên ô tô con.
- Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng bao gồm bánh răng và thanh răng lắp chung trong một vỏ hộp để tạo ra tỉ số truyền.
Cấu tạo
- Khi quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại. Các thanh đòn sẽ quay bánh xe dẫn hướng sang bên phải hoặc sang bên trái.
- Các bánh xe dẫn hướng bên trái và bên phải quay theo cùng chiều, phụ thuộc vào chiều quay vành lái.
Hình 2. Sơ đồ cầu tạo hệ thống lái với cơ cầu lái bánh răng - thanh răng
b. Dẫn động lái
Nhiệm vụ
Bộ phận dẫn động lái truyền chuyển động quay từ vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.
Cấu tạo
- Bộ phận dẫn động phía trước bao gồm vành lái và các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng.
- Bộ phận dẫn động phía sau nối đến các bánh xe thông qua các thanh đòn và các khớp cầu.
Nguyên lí hoạt động
- Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái.
- Mô men đó được cơ cấu lái biến đổi và truyền qua các thanh đòn cùng khớp cầu đến các bánh xe dẫn hướng, làm quay các bánh xe dẫn hướng.
Hình 3. Một số cụm chi tiết của bộ phận dẫn động lái
c. Trợ lực lái
Nhiệm vụ
Hệ thống trợ lực lái giảm lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển xe.
Cấu tạo
- Hệ thống trợ lực lái bằng điện đang được sử dụng nhiều trên ô tô con, nhưng hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực vẫn phổ biến nhất.
- Các bộ phận chính của hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực gồm: bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông trợ lực.
Nguyên lí hoạt động
- Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy qua các ống dẫn áp suất cao và trở về bơm.
- Khi người lái quay vành lái sang trái, cụm van phân phối đóng mở các van thuỷ lực, dầu từ bơm trợ lực tạo lực đẩy pít tông trợ lực sang bên phải, tạo lực trợ lực cùng với lực tác dụng từ vành lái, làm quay các bánh xe dẫn hướng sang bên trái.
Hình 4. Hệ thống trợ lực lái
1.2. Sử dụng bảo dưỡng
- Hệ thống lái rất quan trọng đối với an toàn chuyển động của ô tô.
- Việc kiểm tra, bảo dưỡng định kì là cần thiết để duy trì trạng thái làm việc an toàn và tin cậy của hệ thống lái.
- Việc tự theo dõi hệ thống lái để phát hiện tình trạng hoạt động bất thường cũng rất quan trọng.
Bài tập minh họa
Em hãy nêu một số hiện tượng bất thường và cách khắc phục trong hệ thống lái xe ô tô.
Hướng dẫn giải
- Các hiện tượng bất thường cần được kiểm tra và khắc phục:
+ Lực điều khiển vành lái nặng
+ Độ rơ lỏng của vành lái lớn
+ Xe không còn khả năng tự ổn định hướng chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng
+ Đèn cảnh báo tình trạng kĩ thuật bất thường của hệ thống lái bật sáng.
- Các công việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái bao gồm:
+ Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ lỏng của vành lái
+ Kiểm tra mức dầu trợ lực lái và hoạt động của hệ thống trợ lực lái
+ Kiểm tra các khớp nối và điều chỉnh nếu cần.
Luyện tập Bài 24 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em có thể:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống lái.
- Nhận biết được một số nội dung cơ bản về sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lái.
2.1. Trắc nghiệm Bài 24 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Trợ lực lái
- B. Dẫn động lái
- C. Cơ cấu lái
- D. Giảm chấn
-
- A. Cơ cấu lái
- B. Dẫn động lái
- C. Trợ lực lái
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. Giảm vận tốc của ô tô đến một vận tốc yêu cầu hoặc cho đến khi dừng hẳn
- B. Giảm tác động va đập từ mặt đường lên thân xe, đảm bảo ô tô chuyển động êm dịu
- C. Thay đổi hướng chuyển động và đảm bảo quỹ đạo chuyển động theo điều khiển của người lái
- D. Truyền lực và mômen giữa thân xe và cầu xe
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 24 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 125 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 125 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 129 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 129 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 24 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!