OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi


Thế nào là nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi? Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 17: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trong chương trình Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng

1.1.1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi gà đẻ cần được làm ở vị trí yên tĩnh và có đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng.

- Đẻ cần được bố trí và thiết kế sao cho chắc chắn, thu trứng thuận lợi và không gây vỡ trứng.

- Mật độ nuôi gà đẻ trứng trung bình từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng (đối với nuôi trên nền).

- Nên điều chỉnh mật độ nuôi tùy thuộc vào mùa và điều kiện thời tiết.

1.1.2. Thức ăn và cho ăn

- Thức ăn cho gà đẻ trứng cần đầy đủ dinh dưỡng, protein 15 - 17%, calcium 3 - 3.5% để tạo vỏ trứng.

- Gà nên được cho ăn 2 lần/ngày với máng ăn và uống riêng biệt, bổ sung bột vỏ trứng, bột xương và cho gà uống nước sạch tự do.

1.1.3. Chăm sóc gà đẻ trứng

- Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, ánh sáng yếu và chiếu sáng từ 14 đến 16h/ngày.

- Quan sát đàn gà, tách các cá thể bị ốm ra khỏi đàn để điều trị, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.

- Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày vào những thời điểm nhất định.

Hình 17.1. Nuôi gà đẻ trứng trong lồng

1.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt 

1.2.1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi lợn thịt thường có nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Diện tích nền xi măng chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng.

- Phương thức nuôi này tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, chống nóng hiệu quả trong mùa hè.

Hình 17.2. a) Nuôi lợn trên nền xi măng; b) Nuôi lợn trên lớp độn chuồng có bệ ngủ xi măng

1.2.2. Thức ăn và cho ăn

- Cần cung cấp thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh lý của lợn.

- Thức ăn cần an toàn vệ sinh và không chứa nấm mốc và độc tố.

- Có 2 cách cho lợn ăn: tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể hoặc cho ăn tự do với máng ăn tự động.

- Cho lợn uống nước sạch theo nhu cầu bằng vòi uống tự động.

Bảng 17.1. Cách tính lượng thức ăn cho lợn

Hình 17.3. Cho lợn ăn tự do bằng máng ăn tự động

1.2.3. Chăm sóc lợn thịt

- Đảm bảo chuồng nuôi lợn thịt luôn ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, chống rét và chống nóng bằng các biện pháp thích hợp.

- Hằng ngày làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ.

- Thường xuyên quan sát đàn lợn, tách các cá thể bị ốm để điều trị.

- Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.

1.3. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa

1.3.1. Chuồng nuôi và phương thức nuôi

- Bò sữa được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên.

- Nuôi theo 2 phương thức: bản công nghiệp (Hình 17.4 a) và công nghiệp (Hình 17.4 b).

Hình 17.4. a) Bò sữa nuôi theo phương thức bán công nghiệp được chăn thả trên đồng cỏ;

b) Hệ thống chuồng bò sữa có lắp đặt quạt mát

1.3.2. Thức ăn và cho ăn  

Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính: thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.

- Thức ăn thô bao gồm: thức ăn xanh, ủ chua, cỏ khô, rơm lúa, củ quả.

- Thức ăn tinh bao gồm: hạt ngũ cốc, bột từ hạt ngũ cốc, bột và khô dầu đậu tương, hạt cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp.

- Thức ăn bổ sung gồm các khoáng và vitamin. Nên trộn lẫn thật kỹ với thức ăn thô để tăng hiệu quả tiêu hoá.

1.3.3. Chăm sóc bò sữa

a) Chống nóng cho bò sữa

- Thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lí

- Lắp đặt thiết bị điều hoà nhiệt độ trong chuồng như tường nước, quạt, giàn phun nước

- Trồng cây bóng mát trong khu vực chuồng trại và trên đồng cỏ

- Có chế độ tắm thích hợp vào những ngày/giờ nắng nóng

b) Chiếu sáng hợp lí

Chế độ chiếu sáng được khuyến cáo như sau:

- Bò đang vắt sữa: 16 giờ sáng + 8 giờ tối

- Bò cạn sữa: 8 giờ sáng + 16 giờ tối.

c) Giảm thiểu tối đa các stress

Để giảm stress cho bò, cần ổn định tối đa các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, cảnh quan, ánh sáng, âm thanh, thái độ ứng xử của người nuôi.

d) Vệ sinh và quản lí sức khoẻ

- Để chăm sóc bò sữa tốt, cần ổn định các yếu tố ngoại cảnh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chuồng và bò.

- Cần ghi chép thường xuyên tình trạng sức khoẻ và tiêm phòng đầy đủ.

e) Khai thác sữa

Khai thác sữa có thể được thực hiện bằng tay, máy hoặc robot và cần đảm bảo quy trình ổn định và vệ sinh trước và sau khi khai thác.

1.4. Chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi

1.4.1. Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò

a) Chuẩn bị

Dụng cụ: khuôn bánh (có thể bằng nhựa, inox,...), cần (chính xác đến gram), xô, chậu nhựa, thùng đựng nước, thỉa trộn, chạy nên,...

Nguyên liệu

Bảng 17.2. Thành phần nguyên liệu làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoảng cho trâu, bò

b) Các bước tiến hành

c) Thực hành

d) Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

- Các bước thực hành

Kĩ năng thực hành

Kết quả thực hành

An toàn lao động và vệ sinh môi trường

1.4.2. Làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh

a) Chuẩn bi

Dụng cụ: nồi, chảo, bếp, dụng cụ nghiền (chảy, cối hoặc máy xay sinh tố,...), cân (chính xác đến gram), chậu nhựa, thỉa trộn, chảy nén,...

Nguyên liệu: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi,

b) Các bước tiến hành

Hình 17.5. Các bước làm thức ăn bổ sung khoảng cho gia cầm và chim cảnh

Bảng 17.4. Công thức phối trộn thức ăn bổ sung khoảng cho gia cầm và chim cảnh

c) Thực hành

d) Đánh giá kết quả thực hành

Tiêu chí đánh giá

- Các bước thực hành

- Kĩ năng thực hành

- Kết quả thực hành

- An toàn lao động và vệ sinh môi trường

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Cần cho vật nuôi non bú sữa đâu càng sớm càng tốt vì

A. Sữa đầu chứa nhiều calcium giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

B. Sữa đầu có chứa kháng sinh giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

C. Sữa đầu có chứa kháng thể giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

D. Sữa đầu có chứa vaccine giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

 

Hướng dẫn giải

Cần cho vật nuôi non bú sữa đâu càng sớm càng tốt vì sữa đầu có chứa kháng thể giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

Đáp án C

 

Ví dụ 2: Giai đoạn vỗ béo bò thịt kéo dài bao lâu?

A. Kéo dài 6 tháng

B. Kéo dài 12 tháng

C. Kéo dài 16 – 30 tháng đến lúc xuất chuồng

D. Kéo dài từ lúc xuất chuồng đến lúc giết thịt

 

Hướng dẫn giải

Kéo dài 16 – 30 tháng đến lúc xuất chuồng

Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Bài 17 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể: 

- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến.

- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi.

2.1. Trắc nghiệm Bài 17 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 17 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 84 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 84 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 84 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 86 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 86 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 91 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 91 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 91 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF