OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi


Thế nào là một chuồng nuôi tốt? Những nguyên nhân nào làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm? Cần phải làm gì để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 16: Chuồng nuôi và biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi trong chương trình Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuồng nuôi

- Chuồng nuôi là nơi tạo tiểu khí hậu cho vật nuôi sống và sản xuất.

- Chuồng nuôi tốt và phù hợp sẽ giúp vật nuôi sống thoải mái, khoẻ mạnh, ít bệnh tật.

- Chuồng nuôi tốt cũng giúp vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và tiết kiệm chi phí.

1.1.1. Một số yêu cầu chung về chuồng nuôi

- Vị trí chuồng nuôi: Nên xây dựng ở nơi yên tĩnh, xa khu dân cư, xa đường giao thông để hạn chế lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến môi trường và cách biệt với nhà ở.

- Hướng chuồng: Nên theo hướng nam hoặc hướng đông-nam để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng, chiều.

- Nền chuồng: Cần khô ráo, ấm áp, chắc chắn, có độ dốc vừa phải, dễ thoát nước và nên cao hơn mặt đất xung quanh.

- Kiến trúc xây dựng: Chuồng nuôi cần được thiết kế phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại vật nuôi. Cần đảm bảo thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí và thu gom chất thải chăn nuôi, sử dụng công nghệ mới và thiết bị cơ giới hoá để tăng năng suất, giảm chi phí lao động.

1.1.2. Các kiểu chuồng nuôi phổ biến

Có 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến: Chuồng hở (thông thoáng tự nhiên), chuồng kín và chuồng kín-hở linh hoạt. Mỗi kiểu chuồng phù hợp với phương thức chăn nuôi khác nhau.

a) Chuồng hở

- Chuồng hở là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên.

 - Tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phụ thuộc chủ yếu vào môi trường bên ngoài.

Ưu điểm: dễ làm, chi phí đầu tư thấp, phù hợp với các giống vật nuôi địa phương và chăn nuôi hữu cơ.

- Nhược điểm: khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi, vật nuôi chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết tự nhiên, không phù hợp với chăn nuôi công nghiệp, khó đảm bảo an toàn sinh học.

b) Chuồng kín

- Kiểu chuồng kín là chuồng được xây kín như "một đường hầm", hệ thống thiết bị bên trong chuồng sẽ chủ động tạo ra các yếu tố tiểu khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, ánh sáng... theo nhu cầu của vật nuôi.

- Hệ thống chuồng kín áp dụng cho chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn.

- Ưu điểm: đảm bảo tối ưu cho vật nuôi các điều kiện về tiểu khí hậu không bị ảnh hưởng bởi điều kiện mùa vụ, thời tiết nên cho năng suất cao, giảm chi phí thức ăn, ít dịch bệnh.

- Nhược điểm: chi phi đầu tư lớn; cần hệ thống điện, nước hiện đại, ảnh hưởng tới việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Hình 16.1. Chuồng kín nuôi lợn thịt

c) Chuồng kín – hở linh hoạt

- Kiểu chuồng kín - hở linh hoạt là chuồng kín nhưng có hệ thống cửa sổ mở đóng linh hoạt.

- Ưu điểm: khi thời tiết tốt có thể mở cửa sổ để tiết kiệm điện, nước.

- Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn, chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.

1.1.3. Một số yêu cầu chuồng hở cho các vật nuôi phổ biến 

a) Chuồng hở trong chăn nuôi gà thịt

Hình 16.2. Chuồng hở chăn nuôi gà thịt

- Nền chuồng: cao hơn mặt đất xung quanh để thoát nước, làm bằng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn, chia thành từng ô nuôi các nhóm gà khác nhau, trải lớp lót dày khoảng 20-30cm.

- Tường chuồng: xây cao khoảng 50cm, phía trên có lưới B40 hoặc song tre, phía ngoài có gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi, có bạt để che gió lùa, mưa hắt.

- Mái chuồng: kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

b) Chuồng hở trong chăn nuôi lợn thịt

- Nền chuồng: cao hơn mặt đất xung quanh, có độ dốc về phía rãnh thoát nước. Tuỳ quy mô, chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

- Tường chuồng: xây chắc chắn, trơn nhẵn, độ cao khoảng 0,8m. Phía trên có rèm hoặc bạt cơ động để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt.

- Mái chuồng: làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Chuồng kiểu 4 mái.

Hình 16.3. Chuồng hở trong chăn nuôi lợn thịt

c) Chuồng hở trong chăn nuôi bò

- Nền chuồng: cao hơn mặt đất, làm bằng bê tông dày, phẳng, không đọng nước, chia ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

- Tường chuồng: xây chắc chắn, trơn nhẵn, cao khoảng 80cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt.

- Mái chuồng: đảm bảo độ cao, làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái) để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên.

Hình 16.4. Chuồng hở trong chăn nuôi bò sữa

1.2. Biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

- Vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là giải pháp quan trọng để phòng bệnh và phát triển chăn nuôi bền vững.

- Cần quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, tiêu độc và khử trùng định kì, thu gom và xử lí chất thải kịp thời.

- Cần quan tâm đến việc quy hoạch khu chăn nuôi, thiết kế chuồng trại tốt và áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến để bảo vệ môi trường chăn nuôi.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Nhược điểm của chuồng hở là 

A. Khó kiểm soát khí hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên

B. Yêu cầu hệ thống điện, nước hiện đại.

C.  Chi phí đầu tư lớn

D. Chỉ phù hợp với quy mô chăn nuôi công nghiệp

 

Hướng dẫn giải

Nhược điểm của chuồng hở là khó kiểm soát khí hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên

Đáp án A

 

Ví dụ 2: Vai trò của chuồng nuôi gồm... ?

A. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

B. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

C. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

Hướng dẫn giải

Vai trò của chuồng nuôi gồm:

- Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

- Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Đáp án D

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em có thể: 

- Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số vật nuôi phổ biến.

- Đề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

2.1. Trắc nghiệm Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 1 trang 79 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 80 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 81 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 82 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực 2 trang 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 83 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Công nghệ 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF