OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài 2: Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên (Văn hóa Chămpa)


Nội dung bài giảng Bài 2: Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ đầu công nguyên sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về văn hóa Chămpa và đặc trưng văn hóa.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  • Người Chăm là một tộc người thuộc chủng Nam Á. Ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Malai-Pôlinêdi. Cùng với người Việt ở Bắc Bộ, các nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme và Malai-Pồlinêdi ở Nam Bộ, người Chăm là một trong những nguồn cội của các dân tộc Việt Nam ngày nay. Trong thời cổ đại và trung đại, người Chăm đã có một nền văn hóa riêng rực rỡ, không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đông Nam châu Á.
  • Vương quốc Chămpa là vương quốc (Mandala) của các tiểu vương quốc tồn tại gắn 15 thế kỉ (từ thế kỉ II đến thế kỉ XV), phân bố ở miễn Trung Việt Nam từ núi đến biển, gián cách nhau bằng các đèo, từ đèo Ngang đến đèo Cả - Đại Lành... có độc lập và liên lập, có một tổng thể văn hóa chung mà cũng có sắc thái văn hóa vùng. Đó là bốn vùng lớn ở các đống bằng nhỏ ven biển : Amaravati (địa phận các tinh Quảng Bỉnh - Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng; Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định); Kauthara (Nha Trang- Khánh Hoà) và Panduranga (Phan Rang, Phan Thiết).
  • Vương quốc Chămpa qua những ghi chép trong thư tịch cổ, bia kí và những di tích khảo cổ trên và trong lòng đất trùng hợp với phân bố của văn hóa Sa Huỳnh. Niên đại khởi đầu của vương quốc Chămpa theo thư tịch Trung Hoa cổ là vào cuối thế kỉ II (năm 192, Khu Liên đã lập nước Lâm ấp ở vùng đất Quảng Nam ngày nay. Đó là nước Chămpa của người Chăm với đô thành sư tử (Sximhapura - nay là Trà Kiệu, Duy Xuyên). Chúng tôi nghỉ rằng có lẽ người Hán đã hiểu đô thành sư tử thành rừng Voi (Tượng Lâm). Ngoài ra, bia Võ Cạnh ở Nha Trang có niên đại thuộc thế kỉ II sau công nguyên, cũng đã nói đến một quốc gia do Srimara sáng lập. Niên đại này trùng với niên đại của khu mộ chum Gò Đình (Đại Lành, Đại Lộc - Quảng Nam), Hậu Xá (Hội An - Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi).
  • Sự trùng hợp về không gian, thời gian, của một số loại hình hiện vật, một số ngành nghề... cùng với suy luận lô gích đã cho thấy văn hóa Chămpa nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ.

Đặc trưng văn hóa

  • Từ thập kỉ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây, đặc biệt G.Coedes, thường coi Chămpa là một quốc gia Ấn hóa sự thực, ảnh hưởng văn hóa - tôn giáo của Ấn Độ đối với Champa là rất mạnh mẽ và không ai phủ nhận được. Song học giả Paul Mus cũng đã nhận ra nhiều nét bàn địa - tiền Ấn Độ hóa trong văn hóa Chămpa. Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chămpa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa địa phương (nội sinh) và văn hóa bên ngoài (ngoại sinh) trên cơ sở môi trường tự nhiên và "tâm tí dân tộc để sáng tạo ra nền văn hóa của mình có những nét chung, song có nhiêu nét riêng so với những văn hóa láng giềng khác ở Đông Nam Á cũng tiếp thu ánh hưởng của văn mình Ấn Độ.
  • Ảnh hướng của văn hóa Ấn Độ tới Đông Nam Á (chính xác hơn là sự trao đổi buôn bán và bên cạnh đó là trao đổi kỉ thuật, ý tường giữa hai vùng đất này) có thể nói là từ những thế kỉ trước công nguyên, qua những tư liệu khảo cổ học của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn. Mối quan hệ - ảnh hường văn hóa này được đẩy mạnh từ đầu thiên niên kỉ I công nguyên. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường các ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ theo các nhà nghiên cứu chính là thương mại. Các nguồn tư liệu khác nhau cho biết, nguồn hương liệu, gỗ trầm, các loại dầu thơm, long não, cánh kiến trắng và đặc biệt là văng vô cùng phong phú ở Đông Nam Á đã thu hút các thương nhân Ấn Độ tới Đông Nam Á nói chung và Chămpa nói riêng. Theo sau các thương nhân, thậm chí cùng các thương nhân là các tu sĩ Bàlamôn, các nhà sư. Do thâm nhập chủ yếu qua văn hóa mà lại bàng những phương thức hòa bình, nên những ảnh hưởng của Ấn Độ đã để lại những dấu ấn thật sâu sắc đối với vương quốc Chămpa.
  • Trước hết, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyển đã được người Chămpa áp dụng triệt để. Vua là hiện thân của thần trên mặt đất và cũng là người bào vệ thần dân giữ gìn trật tự đất nưâc theo "luât riêng". Các vua chúa Chămpa do vậy, là những người nhiệt thành với các tôn giáo Ấn Độ Về nguyên tắc, việc truvền ngôi tiến hành theo huyết thống nhưng đôi khi không phải như vậy mà do triều đình cử ra. Dựa vào các nguồn tư liệu, chúng ta có thể hình dung khái quát bộ máy chỉnh quyền và hành chỉnh của Chămpa thời cổ. Toàn bộ đất nước được chia làm ba (bốn) khu vực: Amaravati ở phía Bẳc; Vijaya ở giữa; Panduranga ở phía Nam và có thể Kauthara được tách thành khu vực thứ 4.
  • Cũng theo các nguồn sử liệu, Chămpa được chia thành 38 châu lớn nhỏ. Nhà vua dùng anh em làm phó vương hay thứ vương và lập quan lại cai trị mà tên gọi các chức quan hay đơn vị hành chính đều có nguồn gốc từ các thuật ngữ Ấn Dộ. Cùng với việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chămpa tiếp nhận cả hệ thống đảng cấp của Ấn Độ, mặc dầu hệ thống đẳng cấp này của người Chăm không khát khe và nhiều trường hợp mang tính hình thức.
  • Bên cạnh việc tiếp nhận về mô hình tổ chức chính trị, là sự tiếp nhận về mô hình tôn giáo các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc vương quốc Chămpa sau này ngay từ đầu công nguvên (Bia Võ Cạnh niên đại thể kỉ II mang nội dung về tư tuởng Phật giáo; tượng Phật hằng đống ở Đông Dương có niên đại thế kỉ IV,..) Tiến trình lịch sử của các tôn giáo Ấn Độ ở Chămpa có những đặc điểm (theo nhã nghiên cứu Ngô Văn Doanh là: "Suốt hơn 12 thế kỉ tồn tại, Champa liên tục những tôn giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình:
    • Như nhiều quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á, ở Chămpa không có kỉ thị tôn giáo mà ngược lại, bao trùm lên toàn hộ lịch sử Chămpa là sự hỗn dung giữa tất cả các tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ Người dân Chămpa tiếp nhận tất cả: đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình thương của Visnu giáo và cả tính hung bạo và quyển lực của Siva giáo.
    • Tính chất Siva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chămpa.
  • Tuy nhiên, nhiều trường hợp những yếu tố của tôn giáo Ấn Độ lại chỉ là cái vỏ, cái hình thức bề ngoài của các tín ngưỡng bản địa, chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẹ của người Chăm.
  • Về phương diện ngôn ngữ, người Chămpa đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của mình. Từ chữ Phạn (Sanskrit) - một thứ chữ cổ ở Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ (khoảng thế ki IV- V). Ngoài những tài liệu bia kỉ, các sử liệu Trung Quốc còn cho chúng ta biết, ngay từ trước thế kỉ VII, người Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ. Như vậy bên cạnh chữ Phạn, chữ Chăm cổ luôn được người Chăm cải tiến và sử dụng.
  • Từ thời xưa, người Chăm đã biết dùng lịch Có một hệ thống lịch pháp Ấn Độ đã du nhập vào Chămpa và người Chăm đã dùng lịch này từ đó đến nay. Trong hệ thống lịch này, ngày âm (ngày tinh theo lịch trăng) là đơn vị cơ bản Một tháng được chia làm hai tuần, tuần sáng và tuần tối. Một năm có 12 tháng âm, 6 mùa tuần có 7 ngày, có rên gọi riêng và tương ứng với một hành tinh. Ngoài ngày, tháng, năm lịch Ấn Độ còn có cách tính thời gian theo kì nguyên. Căn cứ vào các triều đại, các tiểu vương, kỉ nguyên được dùng thông dụng ở Ấn Độ và có ảnh hưởng tới vùng Đông Nam Á là kỉ nguyên Saka (năm 78 sau công nguyên). Lịch Chăm vì thế còn được gọi là lịch Saka.
  • Âm nhạc và múa có vai trò rất quan trọng, trong đời sống tinh thần của người Chăm, nhất là những nghi lễ và hôi lễ mang tính chất tôn giáo, tín ngưởng như: lễ tết Katê, lễ mở cửa thánh, lẽ cấu đảo, các lễ Chà Và lớn và nhỏ, những buổi lên đồng. Việc dùng các hình thức nhạc cụ tuỳ thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác nhau Trống BranƯng và trống Kynãng là hai loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm. Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo. Người Chăm có các loại múa: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể và độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.
  • Nói tới Chămpa là phải nói tới hệ thống đền tháp. Đầu thế kỉ này tháp Chăm còn khoảng 100 chiếc, hiện nay còn khoảng 70 chiếc (với những phế tích còn lại suốt từ Quảng Bình cho tới Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu ước tính đã có tới hơn nghìn tháp lớn nhỏ). Tháp Chăm được xây dựng rải rác khắp nơi và có những quần thể kiến trúc lớn như Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam), Pônaga (Khánh Ilòa)... Dù được xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, có khác biệt về chi tiết kiến trúc, điêu khắc song trên cơ bản loại hình, cấu trúc hầu như thống nhất. Chúng được xây dựng theo mẫu số chung và thể hiện biểu trưng tôn giáo Ấn Độ Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ân Độ, song bé nhờ "tinh tế" và được "Chăm hóa". Tháp (người Chăm gọi là Kalan), bao quanh là những ngôi tháp nhỏ, hoặc những công trình nhà chờ, nhà nguyện... phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.
  • Tháp thường được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Meru trong tôn giáo Ấn Độ - Biếu trưng trung tấm vũ trụ, nơi ngự của các thần linh- Tháp Chăm có thể đồng thời mang ba chức năng: Đến thờ Thần, Đền - Mộ, Đền - Nơi ở của các vị thần. Tháp thường có bình đổ vuông, bố cục hướng tâm, chia thành ba phấn đế, thân, mái. Bốn cạnh mở bốn cửa. Cửa chính đi vào lòng tháp mở về hướng Đông, có kết cấu nhô dài về phía trước với vòm cuốn, trang tri đẹp Ba cửa còn lại chỉ là hình thức (cửa giả). Mái tháp có ba tầng thu nhỏ dần vươn lên cao mỗi tầng thể hiện như mô hình của tháp thu nhỏ (có vòm cửa giả, cửa giả thu nhỏ). Lòng tháp hình vuông cao vút, tường lòng xây thẳng đứng, từ phán mái lòng tháp thu nhỏ dần lên đỉnh, tạo nên phán trên hình vòm cuốn đều nhau ở trong lòng. Mặt bằng lòng tháp hình vuông không rộng lấm, đủ để đặt một bộ linga-yoni. Quanh bệ thờ nãy là lối đi nhỏ dành cho người đi hành lễ.
  • Xung quanh tháp chính còn có nhiều tháp phụ bên trong đạt thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Ở một số khu thấp mà điển hình là khu Pônaga bên cạnh những tháp hình vuông mái nhọn, xuất hiện những tháp mái cong hình thuyên tựa như mái nhà sàn Đông Sơn.
  • Tháp Chăm chủ yếu được xây bằng gạch. Đá chỉ sử dụng trong trang trí và một số chi tiết kiến trúc như mí cửa, vòm, trụ... Người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật xây gạch và hiện nay còn nhiều ý kiến, giả thuyết xung quanh vấn đề này.
  • Tháp Chăm được trang trí tinh tế, cầu kì thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khác và nghệ thuật kiến trúc. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những phân kì trong phong cách xây dựng tháp và phong cách nghệ thuật Chămpa. Chủ để chính trong điêu khắc trang trí tháp là hoa lá, hình người, hình động vật, các thần, các con vật huyên thoại theo nôi dung tôn giáo hoặc sử thi Ấn Độ.
  • Nền điêu khác Chăm nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn trong đó phù điêu có nhiều hinh thức, trước hết là chạm khác trực tiếp lén gạch tháp (nghệ thuật này của người Chăm cũng đạt tới đỉnh cao) hay tạo hỉnh trang trí trên gạch trước khi nung, ngoài ra còn chạm khắc trên đá (thường là đá granii màu xanh xám và đá silic).
  • Nét đặc sắc của điêu khác Chămpa là những hình chạm khắc dưới dạng phù điêu đều hướng tới tượng tròn (phù điêu nổi cao). Điêu khác Chămpa không có sự rạo rực, sôi động như phu điệu Khơme, từng nhân vật, từng nhóm nhân vật như tách rời nhau, độc lập và gần như biến thành những tượng tròn riêng biệt. Từng tượng như nở tung ra, bứt ra vươn ra khỏi giối hạn kiến trúc quy định. Do đó, tính hoành tráng, tính ấn tượng tạo ra vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chămpa.
  • Dựa vào các yếu tố trang trí mĩ thuật trên tháp, sự thay đổi của kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các mó típ trang trí kết hợp với những tài liệu liên quan (bia kí, tư liệu lịch sử) người ta chia nghệ thuật trang trí tháp thành nhiều phong cách và vạch ra quá trình phát triến của chúng tương ứng với các thời kì lịch sử.
  • Người Chăm có một nến kinh tế đa thành phần mà trước hết là nghề nông trồng lúa nước - dâu tầm - bông “ hoa màu (vài nhiều giống cây ngoại nhập từ Nam Thái Bình Dương như mía, khoai, nghề rừng - khai thác lâm thổ sản gỗ quý như quế, tràm hương, hạt tiêu; nghề biển; nghề thủ công trên sát, dệt vài lụa, làm gốm, chế tạo đồ thủy tinh, đá ngọc, khai khoáng và làm mĩ nghệ văng bạc..., phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi. Cơ cấu kinh tế này là sự kế thừa và phát huy cơ cấu có sản tuy chưa hoàn chỉnh của văn hóa Sa Huỳnh.
  • Người Chăm đã có những tiến bộ về nông nghiệp mà đầu tiên là phát hiện ra giống lúa chịu hạn (sử sách gọi là lúa Chiêm Thành hav lúa Chiêm, lúa Chăm), gieo cày cả hai vụ từ tháng 7 đến tháng 10 trồng lúa ở ruộng bạch điền, từ tháng 12 đến tháng 4 trồng lúa đỏ ở ruộng xích điền. Để thích ứng với vùng đất khô hạn Trung Bộ, người Chăm đã có hàng loạt các biện pháp thủy lợi như cọn nước, giếng, hô đập... đặc biệt là hệ thống khai thác nước mạch chảy ra từ những cổn cát, đổi gò mà vết tích hiện nav vần còn thấy ở Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Nghề làm gốm cũng rất phát triển, đa dạng phong phú về kiến loại, trang trí tiến bộ về kĩ thuật (lọc đất, bàn xoay, lửa nung khống chế đều...,). Bên cạnh việc kế thừa một số loại hình gia dụng của văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm đã sớm tiếp thu và phát triển những kĩ thuật làm gồm ngoại nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á. Những tư liệu khảo cổ học gần đây ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi... cho thấy bên cạnh gồm thô kiểu Sa Huỳnh còn có gốm Trung Hoa (Hán- Đường), gồm Ấn (tuy it ỏi) và đặc biệt gốm Chăm làm theo kiểu Hán - Lục Triều mà điển hình là các loại vò trang trí văn in ô vuông, ô trám lồng, loại bình có quai hình đia tựa như loại hổ (Trung Hoa). Bên cạnh đó người Chăm sản xuất và sử dụng rộng rãi Kendi. Cả ràng, những kiểu đổ gốm phổ biến khắp vùng Đông Nam Á.
  • Bên cạnh nghề gốm, nghề kim hoàn cũng rất phát triển, ngoài việc chế tác và sử dụng đố trang sức bằng đá mã não và thuỷ tinh giống như người Sa Huỳnh, cư dân Chămpa đặc biệt ưa thích những đồ trang sức, trang trí bằng vàng như hạt chuỗi, nhẫn, khuyên tai, trang sức chạm đá quý... Bên cạnh đó họ cũng sản xuất và sử dụng những bộ đồ lễ, đồ thờ bằng vàng, bạc, đồng thau với kích thước lớn, trang trí tinh xảo và nhiểu kiểu dáng. Thư tịch cổ Trung Hoa còn ghi lại những đến đài Chăm bị phá, các bức tượng bị nấu thành thoi - được 100 ngàn cân vàng nguyên chất. Hiện nay nhiều hiện vật bằng vàng, bạc, đồng của Chămpa được lưu giữ trong kho của các dòng họ Chăm, trong các sưu tập tư nhân.
  • Sự giàu có, phong phú cho thấy cư dân Chăm đã có cơ cấu kinh tế thích hợp Người Chăm có cái nhìn hướng biển, dù nền văn hóa của họ là nền văn hóa đa sắc thái, song vượt trội là sắc thái biến. Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mạt ngoài khơi, ngoài đảo xa, đánh củ, buồn bán, thường xuyên trao đổi kinh tế - văn hóa với thế giới hải đảo Thái Binh Dương, Ấn Độ Dương. Bờ biển miền Trung đã nối tiếng trong lịch sử cố trung đại với những hệ cảng thị, với nhiều cảng (sống - biển) và nhiều thị (sông - biển), từng được ghi vào hải đồ của những thương nhân Ấn Độ, Trung Hoa,Ảrập mà điển hình là cảng Hội An, cảng Thị Nại.
ADMICRO
ADMICRO
NONE
OFF