OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 10.15 trang 37 SBT Vật lý 6

Bài tập 10.15 trang 37 SBT Vật lý 6

Một lò xo có độ dài ban đầu là lo = 20cm. Gọi l(cm) là độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m.

m(g)

100

200

300

400

500

600

l (cm)

20

21

22

23

24

25

 

a)  Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.

Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi con ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm. Trục nằm ngang (trực hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và môi cm ứng với 1N.

b)  Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật. Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a)  Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.

Hình dưới đây:

b. Chiều dài tự nhiên của lò xo khi không treo vật là:

20 – 1 = 19cm

Độ dài thêm của lò xo khi treo vật có khối lượng m là:

Δl = 22,5 – 19 = 3,5cm

Từ đường biểu diễn ta thấy khi độ dài thêm của lò xo Δl = 3,5cm thì trọng lượng P = 3,5 N

Vậy khối lượng của vật m = 350g

Lưu ý: Chiều dài ban đầu của lò xo l0 = 20cm không phải là chiều dài tự nhiên khi không treo vật, mà đó là chiều dài của lò xo khi được treo quả cân có khối lượng 100g.

-- Mod Vật Lý 6 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 10.15 trang 37 SBT Vật lý 6 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF