Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 8 Điện năng và công suất điện giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 49 SGK Vật lý 11
Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua.
-
Bài tập 2 trang 49 SGK Vật lý 11
Hãy nêu tên một công cụ hay một thiết bị điện cho mỗi trường hợp dưới đây:
a) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng.
b) Khi hoạt động biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
c) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
d) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và nhiệt năng.
-
Bài tập 3 trang 49 SGK Vật lý 11
Công suất tỏa nhiệt của một đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào?
-
Bài tập 4 trang 49 SGK Vật lý 11
Công của nguồn điện có mối liên hệ gì với điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín? Viết công thức tính công và công suất của nguồn.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 49 SGK Vật lý 11
Chọn câu đúng.
Điện năng tiêu thụ được đo bằng.
A. Vồn kế.
B. Công tơ điện.
C. Ampe kế.
D. Tĩnh điện kế.
-
Bài tập 6 trang 49 SGK Vật lý 11
Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Jun (J).
B. Oat (W)
C. Niutơn (N).
D. CuLông (C).
-
Bài tập 7 trang 49 SGK Vật lý 11
Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong một giờ, biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây là 6V.
-
Bài tập 8 trang 49 SGK Vật lý 11
Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V – 1000 W.
a) Cho biết ý nghĩa các số ghi trên dãy.
b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính thời gian đun nước biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J (Kg.k)
-
Bài tập 9 trang 49 SGK Vật lý 11
Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bong đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15p và tính công suất của nguồn điện khị đó.
-
Bài tập 1 trang 62 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng
Theo định luật Jun – Len - xơ, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn
B. Tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện
C. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện
D. Tỉ lệ bình phương điện trở của dây dẫn
-
Bài tập 2 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tập hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây không tương đương với đơn vị công suất trong hệ SI?
A. J/s
B. A.V
C. A2.Ω
D. Ω2/V
-
Bài tập 3 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Hai bóng đèn có công suất định mức lần lượt là 25W và 100W đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế 110V. Hỏi:
a) Cường độ dòng điện qua bóng đèn nào lớn hơn?
b) Điện trở của bóng đèn nào lớn hơn?
c) Có thể mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào mạng điện có hiệu điện thế 220V được không ? Đèn nào sẽ dễ hỏng (cháy)?
-
Bài tập 4 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110V và U2 = 220V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau.
-
Bài tập 5 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Để bóng đèn loại 120V- 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V người ta mắc nối tiếp với nó một điện trở phụ R. Tìm điện trở phụ đó.
-
Bài tập 8.1 trang 22 SBT Vật lý 11
Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ?
A. Bóng đèn dây tóc.
B. Quạt điện.
C. Ấm điện.
D. Acquy đang được nạp điện.
-
Bài tập 8.2 trang 22 SBT Vật lý 11
Công suất của nguồn điện được xác định bằng
A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong-một giây.
B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây.
D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây.
-
Bài tập 8.3 trang 22 SBT Vật lý 11
Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành
A. năng lượng cơ học.
B. năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt.
C. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng điện trường.
D. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
-
Bài tập 8.4 trang 22 SBT Vật lý 11
Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 12 V - 1,25 A. Kết luận nào dưới đây là sai ?
A. Bóng đèn này luôn có công suất là 15 w khi hoạt động.
B. Bóng đèn này chỉ có công suất 15 w khi mắc nó vào hiệu điện thế 12 V.
C. Bóng đèn này tiêu thụ điện năng 15 J trong 1 giây khi hoạt động bình thường.
D. Bóng đèn này có điện trở 9,6 Q khi hoạt động bình thường.
-
Bài tập 8.5 trang 22 SBT Vật lý 11
Một acquy thực hiện công là 12 J khi di chuyển lượng điện tích 2 c trong toàn mạch. Từ đó có thể kết luận là
A. suất điện động của acquy là 6 V.
B. hiệu điện thế giữa hai cực của nó luôn luôn là 6 V.
C. công suất của nguồn điện này là 6 W.
D. hiệu điện thế giữa hai cực để hở của acquy là 24 V.
Lời giải:
Đáp án A
-
Bài tập 8.6 trang 23 SBT Vật lý 11
Một nguồn điện có suất điện động 3V khi mắc với một bóng đèn thành một mạch kín thì cho một dòng điện chạy trong mạch có cường độ là 0,3 A. Khi đó công suất của nguồn điện này là
A. 10 W. B. 30 W.
C. 0,9 W. D. 0,1 W.
-
Bài tập 8.7 trang 23 SBT Vật lý 11
Bóng đèn 1 có ghi 220 V - 100 W và bóng đèn 2 có ghi 220 V - 25 W
a) Mắc song song hai đèn này vào hiệu điện thế 220 V. Tính điện trở R1 và R2 tương ứng của mỗi đèn và cường độ dòng điện I1 và I2 chạy qua mỗi đèn khi đó.
b) Mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220 V và cho rằng điện trở của mỗi đèn vẫn có trị số như ở câu a. Hỏi đèn nào sáng hơn và đèn đó có công suất lớn gấp bao nhiêu lần công suất của đèn kia ?
-
Bài tập 8.8 trang 23 SBT Vật lý 11
Giả sử hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn có ghi 220 V - 100W đột ngột tăng lên tới 240 V trong khoảng thời gian ngắn. Hỏi công suất điện của bóng đèn khi đó tăng lên bao nhiêu phần trăm (%) so với công suất định mức của nó ? Cho rằng điện trở của bóng đèn không thay đổi so với khi hoạt động ở chế độ định mức.
-
Bài tập 8.9 trang 23 SBT Vật lý 11
Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 200 C trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90%.
a) Tính điện trở của ấm điện.
b) Tính công suất điện của ấm này.
-
Bài tập 8.10 trang 23 SBT Vật lý 11
Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 4 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên ? Cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kw.h).
-
Bài tập 8.11 trang 23 SBT Vật lý 11
Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5 A.
a) Tính nhiệt lượng mà bàn là toả ra trong 20 phút theo đơn vị jun (J).
b) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kw.h).
-
Bài tập 8.12 trang 24 SBT Vật lý 11
Một acquy có suất điện động là 12 V.
a) Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một êlectron bên trong acquy từ cực dương tới cực âm của nó.
b) Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1018 êlectron dịch chuyển như trên trong một giây.