Giải bài 8 tr 49 sách GK Lý lớp 11
Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220V – 1000 W.
a) Cho biết ý nghĩa các số ghi trên dãy.
b) Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính thời gian đun nước biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J (Kg.k)
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 8
Nhận định và phương pháp:
Bài 8 là dạng bài xác định tính thời gian đun nước của một ấm điện khi biết hiệu suất và nhiệt dung riêng của nước
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
-
Bước 1: Xác định ý nghĩa các thông số ghi trên ấm điện: Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của ấm
-
Bước 2: Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho : \(Q = mc({t_2}-{\rm{ }}{t_1})\)
-
Bước 3: Lượng điện năng tiêu thụ là : \(A = Pt\)
-
Bước 4: Thay số tính toán để tìm \(t\) là thời gian đun sôi.
-
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 8 như sau:
-
Ta có:
Câu a:
-
Số vôn (220V) có ý nghĩa là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu dây dụng cụ này, còn gọi là hiệu điện thế định mức khi đo dụng cụ nay hoạt động bình thường.
-
Số oát (1000 W) là công suất định mức của dụng cụ, nghĩa là công suất tiêu thụ điện năng của dụng cụ với đúng hiệu điện thế định mức.
Câu b:
-
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho là : \(Q = mc({t_2}-{\rm{ }}{t_1})\)
-
Lượng điện năng tiêu thụ là : \(A = {\rm{ }}Q.{\rm{ }}\frac{{100}}{{90}} = Pt\)
-
Từ đó suy ra thời gian đun nước là:
\(t = \frac{{10Q}}{{9P}} = \frac{{100mc({t_{2}} - {\rm{ }}{t_1})}}{{9P}} \approx {\rm{ }}698{\rm{ }}s = \) 11 phút 38 giây.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 8 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 6 trang 49 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 49 SGK Vật lý 11
Bài tập 9 trang 49 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 62 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 63 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 8.1 trang 22 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.2 trang 22 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.3 trang 22 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.4 trang 22 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.5 trang 22 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.6 trang 23 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.7 trang 23 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.8 trang 23 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.9 trang 23 SBT Vật lý 11
Bài tập 8.10 trang 23 SBT Vật lý 11
-
Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi
bởi nguyen bao anh 07/07/2021
A. Không mắc cầu chì nối nguồn điện với mạch điện kín.
B. Nối hai cực của một nguồn điện vào vôn kế có điện trở rất lớn.
C. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
D. Dùng pin hoặc acquy để mắc với một mạch điện kín.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong \(2\ \Omega \). Nối điện trở R vào hai cực của nguồn điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W.
bởi Nguyễn Hoài Thương 07/07/2021
Biết giá trị của điện trở \(R>2\ \Omega \). Hiệu suất của nguồn là:
A. 66,7%.
B. 75%.
C. 47,5%.
D. 33,3%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch kín gồm một nguồn điện và mạch ngoài là một biến trở. Biết rằng ứng với hai giá trị của biến trở là 9 Ω và 4 Ω thì công suất của mạch ngoài là như nhau.
bởi Hoa Lan 05/03/2021
Điện trở trong của nguồn là
A. 6,5 Ω.
B. 13 Ω.
C. 6 Ω.
D. 5 Ω.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bình đun nước gồm hai cuộn dây mắc song song, ngoài nấc ngắt điện còn có 3 nấc bật khác: nấc 1 bật cuộn 1, nấc 2 bật cuộn 2, nấc 3 bật cả 2 cuộn.
bởi bala bala 19/02/2021
Để đun sôi một lượng nước đầy bình, nếu bật nấc 1, cần thời gian 10 phút; nếu bật nấc 2, cần thời gian 15 phút. Hỏi nếu bật nấc 3 để đun sôi lượng nước đầy bình đó thì mất bao nhiêu thời gian.
A. 18 phút
B. 5 phút
C. 25 phút
D. 6 phút
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một mạch điện gồm bốn điện trở giống hệt nhau, hai đầu của đoạn mạch được nối với nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U.
bởi thúy ngọc 08/02/2021
Gọi công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở khi mắc nối tiếp bốn điện trở trên là P1 và khi mắc song song các điện trở trên là P2. Hệ thức liên hệ đúng là
A.P1=4P2.
B.P1=16P2.
C.4P1=P2.
D.16P1=P2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời