Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 21 Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 133 SGK Vật lý 11
Cảm ứng từ trong từ trường của dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Bài tập 2 trang 133 SGK Vật lý 11
Độ lớn của cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng dài thay đổi thế nào khi điểm ấy dịch chuyển:
a) Song song với dây?b) Vuông góc với dây?
c) Theo một đường sức từ xung quanh dây?
-
Bài tập 3 trang 133 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn.
A. Tỉ lệ với cường độ dòng điện.
B. Tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
C. Tỉ lệ với diện tích hình tròn.
D. Tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
-
Bài tập 4 trang 133 SGK Vật lý 11
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ
A. Luôn bằng 0.
B. Tỉ lệ với chiều dài ống dây.
C. Là đồng đều.
D. Tỉ lệ với tiết diện ống diện.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 133 SGK Vật lý 11
So sánh cảm ứng từ bên trong hai ống dây điện sau:
-
Bài tập 6 trang 133 SGK Vật lý 11
Hai dòng điện đồng phẳng: dòng thứ nhất thẳng dài, \(I_1 = 2A\); dòng thứ hai hình tròn, tâm O cách dòng thứ nhất \(R_2 = 40 cm\), bán kính = 20 cm, \(I_2 = 2A\). Xác định cảm ứng từ tại \({O_2}\) .
-
Bài tập 7 trang 133 SGK Vật lý 11
Hai dòng điện \(I_1 = 3 A, I_2 = 2 A\) chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau 50 cm theo cùng một chiều. Xác định những điểm tại đó = .
-
Bài tập 1 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng.
Đường sức từ của từ trường gây ra bởi
A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện.
B. dòng diện tròn là những đường tròn
C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. dòng diện trong ống dây đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam của ống dây đó.
-
Bài tập 2 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phương án đúng.
Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM , tại N là BN thì:
A. BM = 2BN
B. BM = 0,5BN
C. BM = 4BN
D. BM = 0,25BN
-
Bài tập 3 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng. Tính cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn 10 cm.
-
Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A người ta đo được cảm ứng từ B = 31,4.10-6T. Hỏi đường kính của dòng điện đó?
-
Bài tập 5 trang 151 SGK Vật lý 11 nâng cao
Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện trong mỗi vòng dây là I = 2A. Ống dây dài 50 cm. Hỏi phải quấn bao nhiêu vòng dây?
-
Bài tập 21.1 trang 52 SBT Vật lý 11
Chỉ ra ý đúng.
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và rời xa dây.
B. điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. điểm M dịch chuyển theo hướng song song với dây.
D. điểm M dịch chuyển theo một đường sức từ của dòng điện.
-
Bài tập 21.2 trang 52 SBT Vật lý 11
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn gây ra tại tâm O của vòng dây có độ lớn giảm khi
A. cường độ dòng điện tăng dần.
B. cường độ dòng điện giảm dần.
C. số vòng dây dẫn có cùng tâm O tăng dần.
D. đường kính của vòng dây dẫn giảm dần.
-
Bài tập 21.3 trang 52 SBT Vật lý 11
Cảm ứng từ do dòng điện chạy qua ống dây dẫn hình trụ gây ra ở bên trong ống dây có độ lớn tăng lên khi
A. độ dài của ống dây hình trụ tăng dần.
B. đường kính của ống dây hình trụ giảm dần.
C. số vòng dây quấn trên mỗi đơn vị dài của ống dây hình trụ tăng dần.
D. cường độ dòng điện chạy qua ống dây hình trụ giảm dần.
-
Bài tập 21.4 trang 52 SBT Vật lý 11
Dòng điện cường độ 12 A chạy qua một dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm M trong không khí một từ trường có cảm ứng từ là 1,6.10-5 T. Xác định khoảng cách từ điểm M đến dây dẫn thẳng.
A. 15 cm. B. 1,5 cm.
C. 150 cm. D. 0,15 cm.
-
Bài tập 21.5 trang 53 SBT Vật lý 11
Một dòng điện chạy trong một vòng dây dẫn bán kính 5,8 cm gây ra tại tâm của vòng dây một từ trường có cảm ứng từ là 1,3.10-4 T. Xác định cường độ dòng điện chạy trong vòng dây dẫn này.
A. 1,2 A. B. 20 A.
C. 12 A. D. 2,5 A.
-
Bài tập 21.6 trang 53 SBT Vật lý 11
Một ống dây dẫn hình trụ dài 31,4 cm (không lõi sắt) gồm 1200 vòng có dòng điện cường độ 2,5 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ bên trong ống dây này. Cho biết đường kính của ống dây khá nhỏ so với độ dài của nó.
A.2.1T. B.0,12.10-3T.
C. 1,2T. D. 12.10-3T.
-
Bài tập 21.7 trang 53 SBT Vật lý 11
Dòng điện chạy qua một dây dẫn thẳng dài đặt nằm ngang trong không khí gây ra tại một điểm cách nó 4,5 cm một cảm ứng từ có độ lớn 2,8.10-4 T. Xác định :
a) Cường độ của dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng.
b) Độ lớn của cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm cách nó 10 cm.
-
Bài tập 21.8 trang 53 SBT Vật lý 11
Một dây dẫn thẳng dài 1,4 m đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,25 T. Khi dòng điện cường độ 12 A chạy qua dây dẫn thì dây dẫn này bị tác dụng một lực bằng 2,1 N. Xác định góc hợp bởi hướng của dòng điện chạy qua dây dẫn và hướng của cảm ứng từ.
-
Bài tập 21.9 trang 53 SBT Vật lý 11
Cho dòng điện cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 được uốn thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng có độ lớn bằng 2,5.10-4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là l,7.10-8 Ω.m. Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu vòng dây đồng.
-
Bài tập 21.10 trang 53 SBT Vật lý 11
Xác định số vòng dây có trên mỗi cm dọc theo chiều dài của ống dây dẫn hình trụ (không lõi sắt) để cảm ứng từ bên trong ống dây dẫn có độ lớn không nhỏ hơn 8,2.10-3T khi dòng điện trong ống dây có cường độ 4,35 A.
-
Bài tập 21.11 trang 54 SBT Vật lý 11
Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua được đặt song song và cách nhau 12 cm trong không khí. Dây dẫn thứ nhất dài 2,8 m bị dây dẫn thứ hai hút bởi một lực 3,4.10-3 N khi dòng điện trong dây dẫn thứ nhất có cường độ 58 A. Xác định cường độ và chiều dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai.
-
Bài tập 21.12 trang 54 SBT Vật lý 11
Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn theo chiều ngược nhau và có cùng cường độ bằng 5,0 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm cách đều hai dây dẫn một đoạn 10 cm.