Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và định luật bảo toàn điện tích giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 14 SGK Vật lý 11
Trình bày nội dung thuyết êlectron.
-
Bài tập 2 trang 14 SGK Vật lý 11
Giải thích hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại do tiếp xúc bằng thuyết êlectron.
-
Bài tập 3 trang 14 SGK Vật lý 11
Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích hiện tượng đó bằng thuyết êlectron.
-
Bài tập 4 trang 14 SGK Vật lý 11
Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và vận dụng để giải thích hiện tượng xảy ra khi cho một quả cầu điện tích dương tiếp xúc với một quả cầu điện tích âm.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 14 SGK Vật lý 11
Chọn câu đúng.
Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì
A. M tiếp tục bị hút dính vào Q.
B. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.
C. M rời Q về vị trí thẳng đứng.
D. M bị đẩy lệch về phía bên kia.
-
Bài tập 6 trang 14 SGK Vật lý 11
Đưa gần một quả cầu Q điện tích dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (Hình 2.4).
Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?
A. Điện tích ở M và N không thay đổi.
B. Điện tích ở M và N mất hết.
C. Điện tích ở M còn, ở N mất.
D. Điện tích ở M mất, ở N còn.
-
Bài tập 7 trang 14 SGK Vật lý 11
Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh.
-
Bài tập 1 trang 11 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phát biểu sai
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
-
Bài tập 2 trang 11 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn phát biểu đúng
A. Một quả cầu bấc treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Khi một đám mây tích điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ xát.
C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.
D. Khi chải đầu, thường thấy một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là vì lược được nhiễm diện do tiếp xúc.
-
Bài tập 2.1 trang 5 SBT Vật lý 11
Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?
A. Nước biển. B. Nước sông.
C. Nước mưa. D. Nựớc cất.
-
Bài tập 2.2 trang 5 SBT Vật lý 11
Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ?
Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một
A. thanh kim loại không mang điện.
B. thanh kim loại mang điện dương.
C. thanh kim loại mang điện âm.
D. thanh nhựa mang điện âm.
-
Bài tập 2.3 trang 6 SBT Vật lý 11
Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do
A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
-
Bài tập 2.4 trang 6 SBT Vật lý 11
Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?
A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.
C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.
-
Bài tập 2.5 trang 6 SBT Vật lý 11
Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.
A. Trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do.
B. Trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do.
C. Trong muối ăn kết tinh có êlectron tự do.
D. Trong muối ăn kết tinh không có ion và êlectron tự do.
-
Bài tập 2.6 trang 6 SBT Vật lý 11
Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (Hình 2.1). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?
A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
C. Hai quả cầu không nhiễm điện.
D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.
-
Bài tập 2.7 trang 6 SBT Vật lý 11
Hãy giải thích tại sao ở các xe xitec chở dầu người ta phải lắp một chiếc xích sắt chạm xuống đất.
-
Bài tập 2.8 trang 6 SBT Vật lý 11
Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình (tivi) chưa hoạt động. Đột nhiên bật máy. Quan sát hiện tượng xảy ra đối với sợi tóc, mô tả và giải thích hiện tượng.
-
Bài tập 2.9 trang 7 SBT Vật lý 11
Có ba quả cầu kim loại A, B, C. Quả cầu A tích điện dương. Các quả cầu B và C không mang điện. Làm thế nào để cho quả cầu B tích thuần tuý điện dương và quả cầu C tích thuần tuý điện âm mà không hao hụt điện tích dương của quả cầu A ?
-
Bài tập 2.10 trang 7 SBT Vật lý 11
Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi. Hãy đoán nhận hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích, nếu :
a) Tấm phảng là một tấm kim loại.
b) Tấm phẳng là một tấm thuỷ tinh.