Bài tập 34.3 trang 93 SBT Vật lý 11
Người có mắt không bị tật quan sát kính thiên văn ở trạng thái không điều tiết thì có thể kết luận gì về độ dài l của kính và số bội giác G∞
A. l = f1 - f2; G∞ = f1/f2 B. l = f1 - f2; G∞ = f2/f1
C. l = f1 + f2; G∞ = f2/f1 D. l = f1 + f2; G∞ = f1/f2
Hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án D
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Một ống nhòm Ga-li-lê cấu tạo bởi vật kính có tiêu cự \({f_1} = 25cm\) và thị kính có độ tụ là \( - 10dp\).
bởi Nguyễn Trung Thành 05/01/2022
a) Hãy thông qua việc dựng ảnh để chứng minh rằng, nếu tiêu điểm ảnh \({F_1}\) của vật kính nằm ngoài khoảng \({O_2}{F_2}\) của thị kính (\({F_2}\) là tiêu điểm vật của thị kính) thì ảnh cuối cùng của một vật đặt ở xa vô cực sẽ là ảnh ảo và cùng chiều với vật.
b) Một mắt thường đặt sát thị kính, ngắm chừng ở vô cực để quan sát ảnh cuối cùng qua kính. Tính chiều dài của kính và số bội giác của nó.
c) Dùng kính ở câu b quan sát một tháp cao 50 m, xa 2 km sẽ thấy ảnh của nó dưới góc trông là bao nhiêu ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a) Hỏi thị kính phải có tiêu cự \({f_2}\) bằng bao nhiêu để cho kính có số bội giác G = 60 khi hệ vô tiêu (tức là khi ngắm chừng ở vô cực đối với mắt bình thường, tiêu điểm ảnh của vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính) ?
b) Kính đang ở trạng thái vô tiêu, hỏi phải dịch chuyển thị kính về phía nào và dịch chuyển bao nhiêu để có thể ghi trên phim một ảnh lớn hơn ảnh cho bởi vật kính năm lần ? Phim đặt tại đâu ?
c) Ảnh của hai ngôi sao (coi như hai điểm) chụp được trên phim sẽ phân biệt được nếu cách xa nhau \(30\mu m\) trở lên. Tính cự giác (khoảng cách tính bằng góc trông, cũng chính là góc trông trực tiếp bằng mắt đoạn thẳng nối hai ngôi sao đó) nhỏ nhất của hai ngôi sao, sao cho ảnh của chúng có thể phân biệt được trên phim.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính thiên văn khúc xạ có vật kính với độ tụ là 1 điôp và thị kính với tiêu cự là 2 cm. Trục của kính hướng sát mép vành ngoài của Mặt Trăng.
bởi Pham Thi 04/01/2022
a) Tính góc trông Mặt Trăng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Cho biết góc trông Mặt Trăng trực tiếp bằng mắt là 32’
b) Mắt có khoảng cực cận là 22 cm, đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Hỏi, nếu thị kính đang ở vị trí ngắm chừng ở vô cực (như ở câu a) thì phải được dịch chuyển về phía nào và dịch chuyển bao nhiêu để mắt ngắm chừng ở điểm cực cận ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một kính thiên văn có vật kính với tiêu cự \({f_1} = 1m\), thị kính với tiêu cự \({f_2} = 4cm\). Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24 cm, đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính.
bởi Nguyễn Minh Minh 05/01/2022
a) Tính số bội giác của kính và độ lớn ảnh của Mặt Trăng khi nhìn qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ngắm chừng ở điểm cực cận.
b) Tính phạm vi ngắm chừng (vị trí ảnh của vật qua vật kính so với thị kính khi ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực viễn ; khoảng cách giữa hai vị trí đó).
Cho góc nhìn trực tiếp Mặt Trăng từ Trái Đất là \({\alpha _0} = \left( {{1 \over {100}}} \right)rad\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Công thức số bội giác của kính thiên văn khúc xạ trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực \({G_\infty }\) là bao nhiêu?
bởi Lê Minh 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Trong trường hợp nào số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi ?
bởi thùy trang 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời