Giải bài 3 tr 172 sách GK Lý lớp 11
Cáp quang là gì? Hãy cho biết cấu tạo của cáp quang. Nêu một vài ứng dụng.
Gợi ý trả lời bài 3
Khái niệm và cấu tạo cáp quang
-
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang gồm hai phần chính:
-
Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (\(n_1\)).
-
Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bẳng thủy tinh có chiết suất \(n_2\) nhỏ hơn phần lõi.
-
Phản xạ toàn phần xảy ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang.
-
Ngoài cùng là một số lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp độ bền và độ dai cơ học.
-
Nhiều sợi quang như vậy được ghép với nhau tạo thành những bó. Những bó này lại được ghép và hàn nối với nhau tạo thành những cáp quang
Công dụng của cáp quang
-
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, cáp quang đã được ứng dụng vào việc truyền thông tin. Cáp quang có nhiều ưu điểm so với cáp bằng đồng:
-
Dung lượng tín hiệu lớn.
-
Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn.
-
Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài, bảo mật tốt.
-
Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).
Ứng dụng của cáp quang:
-
Trong công nghệ thông tin, cáp quang được dùng để truyền thông tin, dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng.
-
Trong y học cáp quang được dùng để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể. Đó là phương pháp nội soi.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 3 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 2 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 4 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 6 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 7 trang 172 SGK Vật lý 11
Bài tập 8 trang 173 SGK Vật lý 11
Bài tập 9 trang 173 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 222 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 222 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 222 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 222 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 27.1 trang 71 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.2 trang 71 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.3 trang 72 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.4 trang 72 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.5 trang 72 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.6 trang 72 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.7 trang 73 SBT Vật lý 11
Bài tập 27.8 trang 73 SBT Vật lý 11
-
Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao 60° so với đường chân trời. Tính độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời. Biết chiết suất của nước là \(n = \dfrac{4}{3}\).
bởi Nguyễn Hiền 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là?
bởi thanh hằng 02/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới io.
bởi Mai Hoa 03/01/2022
Xét các điều kiện sau:
(1) n2 > n1
(2) n2 < n1
(3) \(sini ≥ \dfrac{n_2}{n_1} \)
(4) \( \dfrac{n_2}{n_1}> sin i\)
Hãy chọn các điều kiện thích hợp để trả lời hai câu hỏi VI.5 và VI.6 sau đây:
Nếu muốn luôn luôn có khúc xạ ánh sáng thì (các) điều kiện là?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai bản trong suốt có các mặt song song được bố trí tiếp giáp nhau như Hình VI.2. Các chiết suất là n1 khác n2. Một tia sáng truyền qua hai bản với góc tới i1 và góc ló i2. So sánh i1 và i2 ta có kết quả nào ?
bởi Nguyễn Sơn Ca 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một tia sáng truyền trong không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau (Hình VI.l). Trong các điều kiện đó, giữa các góc i và r có hệ thức nào ?
bởi Naru to 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời