OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 24.9 trang 63 SBT Vật lý 11

Bài tập 24.9 trang 63 SBT Vật lý 11

Một cuộn dây dẫn dẹt gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 20 cm, mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở 0,50 Ω. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ  hướng vuông góc với mặt phẳng của các vòng dây dẫn và có độ lớn giảm đều từ 1,0 mT đến 0 trong khoảng thời gian 10 ms. Xác định cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn này 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Trong khoảng thời gian Δt, từ thông qua cuộn dây dẫn biến thiên một lượng :

\({\rm{\Delta \Phi }} = \left| {{\rm{\Phi }} - {{\rm{\Phi }}_0}} \right| = \left| {0 - NBS} \right| = NB\frac{{\pi {d^2}}}{4}\)

Áp dụng công thức của định luật Fa – ra – đây: \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\)

Ta xác định đượcđộ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn

\(\left| {{e_c}} \right| = \frac{{NB\pi {d^2}}}{{4{\rm{\Delta }}t}}\)

Các vòng của cuộn dây dẫn có độ dài tổng cộng l = Nπd . Vì mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở R0 = 0,5 Ω, nên điện trở của cả cuộn dây dẫn tính bằng : R = IR0 = NπdR0.

Từ đó suy ra cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn :

\({i_c} = \frac{{\left| {{e_c}} \right|}}{R} = \frac{1}{{N\pi d{R_0}}}.\frac{{NB\pi {d^2}}}{{4{\rm{\Delta }}t}} = \frac{{Bd}}{{4{R_0}{\rm{\Delta }}t}}\)

Thay số, ta tìm được :

\({i_c} = \frac{{1,{{0.10}^{ - 3}}{{.20.10}^{ - 2}}}}{{4.0,{{50.10.10}^{ - 3}}}} = 10mA\)

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 24.9 trang 63 SBT Vật lý 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF