OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1.9 trang 5 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.9 trang 5 SBT Vật lý 11

Một hệ gồm ba điện tích dương q giống nhau và một điện tích Q nằm cân bằng. Ba điện tích q nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định dấu, độ lớn (theo q) và vị trí của điện tích Q. 

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

Xét sự cân bằng của điện tích q nằm tại đỉnh C chẳng hạn của tam giác đều ABC cạnh a.

Lực đẩy của mỗi điện tích q nằm ở A hoặc B tác dụng lên điện tích ở C :

\(F = k\frac{{{q^2}}}{{{a^2}}}\)

Hợp lực của hai lực đẩy có phương nằm trên đường phân giác của góc C, chiều hướng ra, cường độ:

\({F_d} = F\sqrt 3  = k\frac{{{q^2}}}{{{a^2}}}\sqrt 3 \)

Muốn điện tích tại c nằm cân bằng thì phải có một lực hút cân bằng với lực đẩy (Hình 1.3G). 

Như vậy điện tích Q phải trái dấu với q (Q phải là điện tích âm) và phải nằm trên đường phân giác của góc C.

Tương tự, Q cũng phải nằm trên các đường phân giác của các góc A và B. Do đó, Q phải nằm tại trọng tâm của tam giác ABC.

Khoảng cách từ Q đến C sẽ là:

\({F_d} = F\sqrt 3  = k\frac{{{q^2}}}{{{a^2}}}\sqrt 3 \)

 Cường độ của lực hút là:

\(\begin{array}{l} {F_h} = k\frac{{3q|Q|}}{{{a^2}}}\\ F_d^{} = {F_h} \Rightarrow |Q| = \frac{{\sqrt 3 }}{3}q = 0,577q \end{array}\)

Vậy Q = - 0,577q.

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1.9 trang 5 SBT Vật lý 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • My Hien

    Lực hút tĩnh điện lớn gấp nhiều lần lực hấp dẫn. Tuy nhiên, thông thường chúng ta lại không nhận ra lực hút tĩnh điện giữa ta và các vật thể xung quanh, trong khi ta cảm nhận rất rõ lực hấp dẫn giữa ta và Trái Đất. Giải thích vì sao?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Pham Anh

    Tại bốn đỉnh của một hình vuông có cạnh bằng 10cm đặt cố định 4 điện tích có độ lớn bằng nhau đều bằng 3,2uC, trong đó có hai điện tích dương và hai điện tích âm. Cả hệ thống được đặt trong điện môi e=81 và các điện tích được bố trí sao cho hợp lực tác dụng lên mỗi điện tích đều hướng vào tâm hình vuông. Hỏi chúng được sắp xếp như thế nào, độ lớn hợp lực tác dụng lên mỗi điện tích bằng bao nhiêu?

    A. Các điện tích cùng dấu cùng một phía, độ lớn hợp lực F=8,425N

    B. Các điện tích trái dấu xen kẽ nhau, độ lớn hợp lực F=8,245N

    C. Các điện tích trái dấu xen kẽ nhau, độ lớn hợp lực F=0,104N

    D. Các điện tích cùng dấu cùng một phía, độ lớn hợp lực F=0,104N

     

     

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Lê Thị Thùy Trang

    Giúp em giải cụ thể với mọi người ơi

    Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1= 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1= 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2= 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu

    Theo dõi (2) 2 Trả lời
  • cao ngọc oanh

    Một quả cầu nhỏ có khối lượng m=1,6g, tích điện q=2.10-7C được treo bằng một sợi dây tơ mảnh. Ở phía dưới nó cần phải đạt một điện tích q2 như thế nào để lực căng dây giảm đi một nửa?

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • ADMICRO
    Phạm Phú Lộc Nữ

    bài tập trắc nghiệm trong đề thi. em làm đáp án A có đúng ko mn

    Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

          A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.                                  B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.

          C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.                           D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Nguyễn Thị An

    Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là 

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Hoai Hoai

    Giải thích chi tiết câu này giúp em với, em cảm ơn nhiều.

    Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu không chạm nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm dây treo hai điện tích lệch đi những góc so với phương thẳng đứng 

          A. bằng nhau

          B. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn.

          C. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.

          D. quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • truc lam

    Cho em hỏi bài này làm sao đây mn 

    Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10-5 C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ? 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Choco Choco

    mình đang cần gấp bài này nhé

    Hai điện tích q1 = 2.10-6 C; q2 = -2.10-6 C đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là 0,4N. Xác định khoảng cách AB 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • bala bala

    Tính sao đây cả nhà ơiii

    Hai điện tích điểm đặt cách nhau 20 cm trong không khí, tác dụng lên nhau một lực nào đó. Hỏi phải đặt hai điện tích trên cách nhau bao nhiêu ở trong dầu để lực tương tác giữa chúng vẫn như cũ, biết rằng hằng số điện môi của dầu bằng ε = 5. 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Co Nan

    Bài này làm sao đây ạ ? 

    Biết rằng bán kính trung bình của nguyên tử của nguyên tố bằng 5.10-9 cm. Xác định lực tĩnh điện giữa hạt nhân và điện tử trong nguyên tử đó

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
NONE
OFF