OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 1.10 trang 5 SBT Vật lý 11

Bài tập 1.10 trang 5 SBT Vật lý 11

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, được treo vào chung một điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 60°. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây treo bây giờ là 900. Tính tỉ số \(\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}}\).  

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Gọi l là chiều dài của dây treo. Khi chưa trao đổi điện tích với nhau thì khoảng cách giữa hai quả cầu là l.

Lực đẩy giữa hai quả cầu là :

\({F_1} = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{\ell ^2}}}\)

Tương tư như ở Hình 1.1 G, ta có :

tan300=   \(\frac{{{F_1}}}{P} = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{P{\ell ^2}}}\)      (1) với P là trọng lượng quả cầu.

Khi cho hai quả cầu trao đổi điện tích với nhau thì mỗi quả cầu mang điện tích  \(\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\).

Chúng vẫn đẩy nhau và khoảng cách giữa chúng bây giờ là \(\ell \sqrt 2 \)

Lực đẩy giữa chúng bây giờ là :

\({F_2} = k\frac{{{{({q_1} + {q_2})}^2}}}{{8{\ell ^2}}}\)

Tương tự như trên, ta có: 

 \(\tan {45^0} = \frac{{{F_2}}}{P} = k\frac{{{{({q_1} + {q_2})}^2}}}{{8P{\ell ^2}}}\)         (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  

\(8\sqrt 3 {q_1}{q_2} = {({q_1} + {q_2})^2}\)

Chia hai vế cho q2ta có:  

\(8\sqrt 3 \frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} = {\left( {\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} + 1} \right)^2}\)

Đặt  \(\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}} = x\) ta có phương trình:

 

\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{{x^2} + (2 - 8\sqrt 3 )x + 1 = 0}\\ {}&{ \Leftrightarrow {x^2} - 11,86x + 1 = 0} \end{array}\)

Các nghiệm của phương trình này là x1 = 11,77  và x2 = 0,085

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1.10 trang 5 SBT Vật lý 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • minh vương

    Giúp em bài này ạh

    Tính lực tương tác tĩnh điện giữa một electron và một proton nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10-9 cm. Điện tích của một electron và proton có độ lớn bằng nhau và bằng 1,6.10-19 C. Xem electron và proton là những tích điểm. 

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • minh dương

    Ai biết cách làm bài này không nhỉ ?

    Hai điện tích \(q_1\) và \(q_2\) đặt cách nhau 30 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F=1,2 N. Biết \(q_1\) + \(q_2\) =- 4.10-6 C và \(\left |q_1 \right |\) < \(\left |q_2 \right |\).

    Xác định loại điện tích của \(q_1\) và \(q_2\). Tính \(q_1\) và \(q_2\).

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Tra xanh

    Vật lý 11 ai giúp em với ạ

    Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng 10 N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Chí Thiện

    Giúp e bài này vs ad nhé.

    Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9C, q2=q3=-8.10-C tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0= 6.10-9C đặt tại tâm O của tam giác.

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • ADMICRO
    minh vương

    Bài này giải sao đây ạ, nằm trong phần bài tập nâng cao của lớp e, uhu

    Tại ba đỉnh của một tam giác đều, người ta đặt ba điện tích giống nhau q1=q2=q3=6.10-7C. Hỏi phải đặt điện tích thứ tư q0 tại đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Hoa Lan

    Giúp em bài này với các anh chị ơi !!!

    Hai quả cầu nhỏ giống nhau được treo vào một sợi dây nhẹ, cách điện và không giãn. Khoảng cách giữa các quả cầu là 4 cm. Tính lực căng của các đoạn chỉ nối các quả cầu nếu các quả cầu này mang điện tích cùng độ lớn 4.10-8C, khối lượng mỗi quả cầu là 1 g. Lấy g = 10 m/s2, khảo sát hai trường hợp:

          a.  Hai điện tích cùng dấu.

          b.  Hai điện tích trái dấu.

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Nguyễn Thị An

    Có ai làm bài này giúp mình không ạ, công thức tính sao đây mọi người ơi !!!

    Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực là 9.10−3N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó?

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Nguyễn Thủy

    Mọi người ơi có ai giúp em bài này được không ạ !!!! Em cảm ơn nhiều ạ.

    Điện tích q1 = -5.10-9C và q2 = -8.10-8C đặt tại A và B cách nhau đoạn a = 8cm trong không khí.

    a. Phải đặt điện tích q3 tại đâu, có dấu, độ lớn bao nhiêu để q3 cân bằng.

    b. Xác định vị trí, dấu, độ lớn của q3 để hệ điện tích cân bằng.

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
NONE
OFF