OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành: Đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm


Nội dung của Bài 10: Thực hành: Đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm thuộc Chương 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo nhằm giúp các em đo được tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm đo tần số của sóng âm

a. Dụng cụ:

Hình 10.1. a) Loa điện động; b) Búa và âm thoa gắn trên hộp cộng hưởng

Hình 10.2. Bố trí thí nghiệm đo tần số của sóng âm

– Nguồn âm (1):

+ Loa điện động (Hình 10.1a) được kết nối với máy phát tần số.

+ Âm thoa, búa và âm thoa gắn trên hộp cộng hưởng (Hình 10.1b).

Micro (2) để chuyển dao động âm thành dao động điện.

– Dao động kí điện tử (3).

b. Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.2.

Bước 2: Sử dụng nguồn âm là loa điện động, đặt loa gần micro (chú ý đảm bảo không có nguồn âm khác ở gần).

Bước 3: Bật micro và dao động kí ở chế độ làm việc.

Bước 4: Bật máy phát tần số.

Bước 5: Điều chỉnh dao động kí để ghi nhận được tín hiệu.

c. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Bảng 10.1. Bảng số liệu thí nghiệm đo tần số của sóng âm

1.2. Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm

Hình 10.3. Bố trí thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí

a. Dụng cụ:

– Ống cộng hưởng (1) trong suốt bằng nhựa, dài 70 cm, đường kính 40 mm, có gắn thước thẳng.

– Pit-tông bằng kim loại bọc nhựa (2), đường kính 38 mm, có vạch chuẩn xác định vị trí.

Dây treo pit-tông (3) dài 1,5 m, một đầu có móc treo, vắt qua ròng rọc có đường kính 40 mm.

Hệ thống giá đỡ gồm trụ thép đặc (4), dài 75 cm, đường kính 10 mm và đế ba chân bằng thép.

– Loa điện động (4 92 – 3 W) (5), lắp trong hộp bảo vệ có cán bằng trụ thép và lỗ cắm điện.

Máy phát tần số (0,1 Hz – 1 kHz) (6), tín hiệu hình sin, điện áp ra cực đại 14 V.

– Bộ hai dây nối mạch điện (7), dài 50 cm, hai đầu có phích cắm.

b. Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.3. Đặt loa điện động gần sát đầu hở của ống cộng hưởng.

Bước 2: Dùng hai dây dẫn điện cấp điện cho loa từ máy phát tần số.

Bước 3: Điều chỉnh thang đo trên máy phát sang vị trí 100 Hz – 1 kHz. Điều chỉnh tần số sóng âm cho phù hợp.

Bước 4: Điều chỉnh biên độ để nghe được âm phát ra từ loa vừa đủ to.

Bước 5: Kéo dần pit-tông lên và lắng nghe âm phát ra. Xác định vị trí thứ nhất của pit-tông khi âm nghe được to nhất và xác định chiều dài cột khí l, tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.

Bước 6: Tiếp tục kéo pit-tông lên và xác định vị trí thứ hai của pit-tông khi âm nghe được lại to nhất và xác định chiều dài cột khi l, tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.

Bước 7: Cho pit-tông về lại sát miệng ống, lặp lại các bước 5 và 6 thêm 4 lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.

c. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Bảng 10.2. Bảng số liệu thí nghiệm đo tốc độ truyền âm trong không khí

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy kể tên các dụng cụ trong bộ dụng cụ thí nghiệm đo tần số của sóng âm.

 

Hướng dẫn giải

Các dụng cụ trong bộ dụng cụ thí nghiệm đo tần số của sóng âm gồm:

– Nguồn âm

+ Loa điện động được kết nối với máy phát tấn số.

+ Âm thoa, búa và âm thoa gắn trên hộp cộng hưởng.

– Micro để chuyển dao động âm thành dao động điện.

– Dao động kí điện tử (3).

 

Bài tập 2: Trong thí nghiệm đo tốc độ truyền âm hãy nêu một số nguyên nhân gây ra sai số trong phương án thí nghiệm.

 

Hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây ra sai số của phép đo:

+ Sai số dụng cụ đo

+ Thao tác thực hiện không đúng

+ Chưa điều chỉnh thang đo máy phát phù hợp

+ Không xác định được vị trí âm thanh to nhất

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Đo tần số sóng âm.

– Đo tốc độ truyền âm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 62 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 62 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 63 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 63 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 63 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 64 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 64 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 65 SGK Vật lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 9=10 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE
OFF