OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 11 Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220130/.pdf?r=2883
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

 

 
 

1. Bố cục bài học

- Nắm được những yêu cầu khi giải thích nghĩa của từ.

- Trau dồi thêm vốn từ.

2. Hướng dẫn soạn văn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Câu 1.

a. Trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", từ "lá" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

b. Trong tiếng Việt, từ "lá" còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau: lá gan, lá phổi,... Hãy xác định nghĩa của từ "lá" trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ "lá".

Gợi ý:

a. Trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" (Nguyễn Khuyến - Thu điếu), từ "lá" được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: Chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt. Đây là nghĩa có ngay từ khi từ "lá" xuất hiện trong tiếng Việt.

b.

Trong tiếng Việt, từ "lá" còn được dùng theo nhiều nghĩa khác như:

- Trong các từ: Lá gan, lá phổi, lá mỡ, lá lách,... từ "lá" được dùng với các từ chỉ các bộ phận trong cơ thể người.

- Trong các từ: Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... từ "lá" dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

- Trong các từ: Lá buồm, lá cờ,... từ "lá" dùng để chỉ các vật bằng vải.

- Trong các từ: Lá cót, lá chiếu, lá chắn, lá thuyền,... từ "lá" dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...

- Trong các từ: Lá tôn, lá đồng, lá vàng,... từ "lá" dùng với các từ chỉ kim loại.

   Trong tất cả các trường hợp trên, từ "lá" tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung, đó là:

- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): Đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.

- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).

Câu 2. Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.

Gợi ý:

Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người nhưng có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Các từ thường dùng nhất trong những trường hợp như vậy là các từ: Tay, chân, đầu, miệng, tỉm, mặt, lưỡi,...

Có thể tham khảo các câu sau:

- Hắn có một "chân" trong hội đồng quản trị của công ty.

- Nhà nó có năm "miệng" ăn

- Đó là những "gương mặt" thanh niên tiêu biểu của năm.

- Đội tuyển bóng chuyên Trung Quốc có một "tay" đập vô cùng xuất sắc.

Câu 3. Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

Gợi ý:

- Chua chát => Nghe hoàn cảnh mới thấy chua chát làm sao.”

- Đắng cay => cuộc đời nó nhiều đắng cay quá

Câu 4. Tìm từ đồng nghĩa với từ "cậy", từ "chịu" trong câu thơ. Giải thích lý do tác giả chọn dùng từ "cậy", "chịu" mà không dùng các từ đồng nghĩa với nó.

Gợi ý:

* Từ cậy: thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy.

* Từ chịu:

- Chịu: chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng.

=> Trong hoàn cảnh của Th.Kiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn.

Câu 5. Đánh dấu X trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lý do lựa chọn.

Gợi ý:

- Câu a:

+ Từ “Canh cánh”: vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ

- Câu b:

+ Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can

- Câu c:

+ Dùng từ bạn rất lịch sự trang trọng, hợp với ngoại giao.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng.

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF