OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn văn 11 Ngữ cảnh tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220130/.pdf?r=6093
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Ngữ cảnh tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em học sinh nhận diện và phân tích được ngữ cảnh trong một văn bản cụ thể. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Bố cục bài học

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
  • Ngữ cảnh bao gồm:
    • Nhân vật giao tiếp
    • Bối cảnh rộng và hẹp
    • Hiện thực được đề cập đến
    • Văn cảnh
  • Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

2. Hướng dẫn soạn văn bài Ngữ cảnh

Câu 1. Căn cứ vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Gợi ý:

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có câu viết:

- Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

- Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

- Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.

- Bối cảnh câu văn: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

Câu 2. Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

(Tự tình - Hồ Xuân Hương)

Gợi ý:

Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ Tự tình (bài II) bằng hai câu thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

- Hai câu thơ trên của Xuân Hương gắn với tình huống giao tiếp cụ thế: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì cô đơn, trơ trọi,.. Hiện thực được nói đến ở đây là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.

Câu 3. Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài Thương Vợ của Tú Xương.

Gợi ý:

- Hiểu biết về ngữ cảnh → hình ảnh bà Tú:

+ Người phụ nữ có hoàn cảnh sống vất vả, phải lo toan gánh vác gia đình thay chồng.

+ Người phụ nữ tần tảo, có phẩm chất, đức tính tốt đẹp, được chồng yêu thương, trân trọng.

Câu 4. Những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu thơ.

Gợi ý:

- Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ, kỳ thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thơ:

 Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

 - Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thơ:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Câu 5. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: "Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?". Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu thế nào? Nó nhằm mục đích gì?

Gợi ý:

Bài tập nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) là: Lúc đi đường, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, thường người ta không bao giờ đường đột ngột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ) mà chỉ hỏi nhau về những đề tài mang tính khách quan, có quan hệ đến mọi người. Chính vì thế, trong ngữ cảnh này, không thể hiểu câu hỏi của người đi đường là nói về đề tài cái đồng hồ mà phải hiểu đó là câu hỏi hỏi về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết về thời gian lúc đó.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Ngữ cảnh tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ngữ cảnh.

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF