Học247 mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác này trong một bài văn. Chúc các em sẽ có một tiết học thật thú vị nhé!
1. Bố cục bài học
- Biết kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Nhận diện và vận dụng được hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
2. Hướng dẫn soạn văn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Câu 1. Cho đoạn văn:
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giói hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.
(Hồ Chí Minh - Cần kiệm liêm chính)
a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.
c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?
Gợi ý:
a.
- Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh.
b.
- Phân tích “Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”
- So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)
- Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ, mục đích cuối cùng là giúp người đọc, người nghe hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề
c. Việc kết hợp các thao tác lập luận trong một đoạn văn, bài văn nghị luận là vô cùng cần thiết vì nó giúp cho người viết triển khai được ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất, tăng sức thuyết phục trước người đọc, người nghe.
Câu 2. Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.
Gợi ý:
a.
- Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương
- Luận điểm cần có:
+ Vẻ đẹp về nội dung
+ Vẻ đẹp về nghệ thuật
+ Nỗi lòng nhà thơ
- Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.
+ Luận điểm này nằm ở thân bài.
+ Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.
b.
- Luận cứ:
+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa
+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6
+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.
- Thao tác lập luận chính: Phân tích, vì cần chỉ ra được yếu tố nghệ thuật đó thể hiện ở đâu, góp phần diễn đạt nội dung như thế nào.
+ So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong Tự tình với những bài thơ khác của HXH hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháo nghệ thuật đó.
+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lí hai thao tác lập luận
c. HS viết đoạn dựa trên gợi ý.
Câu 3. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng các thao thác lập luận phân tích và so sánh.
Gợi ý:
a. Luận điểm khác: Vẻ đẹp nội dung
- Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
- Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
- Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
b. Có thể chọn một số phâm chất tiêu biểu: trung thực, hiếu học, dũng cảm,…
- Phẩm chất: trung thực
+ Khái niệm – thao tác phân tích
+ Vì sao HS lại cần có đức tính trung thực – thao tác phân tích
+ Biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập và cuộc sống – thao tác phân tích, so sánh.
+ So sánh với hiện tượng thiếu trung thực
+ Cách rèn luyện tính trung thực – thao tác phân tích
c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:
- “Từng nghe nói rằng …..ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền)
Trên đây là bài Soạn văn 11 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)