OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu có đáp án

25/06/2020 1.01 MB 438 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200625/94222678030_20200625_164127.pdf?r=109
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin gửi đến bạn đọc Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu có đáp án với các câu hỏi tự luận khái quát các kiến thức trong chương trình Sinh học 11 đã học đồng thời là rèn luyện các kỹ năng làm bài sinh học. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.

 

 
 

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

     THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN SINH HỌC LỚP 11

Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? (1,5đ)

Tiêu chí

sinh trưởng sơ cấp

sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

ST của thân và rễ theo chiều dài (0,25)

ST của thân và rễ theo chiều ngang (0,25)

Nguyên nhân

Do hđ của mô phân sinh đỉnh (0,25)

Hđ của mô phân sinh bên (0,25)

Đối tượng

1 và 2 lá mầm (0,25)

2 lá mầm (0,25)

Câu 2: Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do bộ phận nào? Giải thích hiện tượng vòng gỗ hàng năm ở thân cây 2 lá mầm? (1,5đ)

* Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do các tầng sinh bên làm cho phần vỏ dày lên, tầng sinh trụ làm cho phần trụ giữa nhất là phần gỗ lớn lên (0,5)

* Vòng gỗ hàng năm:

  • Hàng năm, tầng sinh trụ sinh ra một số lớp tế bào mạch gỗ
    • Mùa mưa, cây nhiều thức ăn=> sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vòng dày và màu sáng (0,25)
    • Mùa đông, cây thiếu thức ăn => sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ nhỏ, vòng mỏng hơn, màu sẫm (0,25)
  • Hai lớp tế bào mạch gỗ sáng và sẫm đó tạo thành vòng gỗ hàng năm

=> Căn cứ vào các vòng gỗ có thể biết được tuổi cây (0,5)

Câu 3: Tại sao những ngày mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) có lời cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ? (2,0đ)

  • Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường sống hạ thấp, gia súc non mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Vì vậy, cơ thể tăng cường quá trình hô hấp à tăng cường phân huỷ các chất hữu cơ để tạo ra nhiều nhiệt giúp động vật chống lạnh. (0,5)
  • Chính vì vậy, cần phải cho gia súc non ăn nhiều hơn để bù lại phần năng lượng bị mất do chống lạnh thì chúng mới có thể sinh trưởng và phát triển bình thưởng được (0,5)
  • Buổi sáng sớm và chiều tối, cường độ chiếu sáng vừa phải, tia tử ngoại tác động lên da trẻ biến tiền vitamin D thành vitamin D (0,25).
  • Vitamin D có vai trò trong việc chuyển hóa canxi thành xương, đáp ứng nhử cầu canxi cao cho sinh trưởng và phát triển của trẻ (0,5)
  • Buổi trưa, cường độ ánh sáng mạnh có thể gây hại cho da của trẻ(0,25)

Câu 4: Nhân giống vô tính ở thực vật có những phương pháp nào? Vai trò của các phương pháp đó đối với thực vật và con người? (2,5đ)

a. Phương pháp nhân giống vô tính:

  • Ghép chồi và ghép cành. (0,25)
  • Chiết cành và giâm cành. (0,25)
  • Nuôi cấy tế bào và mô thực vật. (0,25)

b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài. (0,5)

Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

  • Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người (0,25)
  • Nhân nhanh giống cây trồng (0,25)
  • Tạo giống cây sạch bệnh (0,25)
  • Phục chế giống quý đang bị thoái hóa (0,25)
  • Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp (0,25)

Câu 5: Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là gì? Có những hình thức nào? Cho ví dụ? (1,0đ)

  • Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ). (0,25)
  • Các hình thức sinh sản sinh dưỡng: (0,25)
    • Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. (thân bò, thẫn rễ, thân củ, rễ cũ, lá…). VD: khoai lang, khoai tây, dưa hấu, sống đời…(0,25)
    • Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. (nhân giống vô tính). (0,25)

Câu 6: Tại sao phải thắp đèn ban đêm vào mùa đông ở các vườn trồng thanh long, vào mùa thu ở vườn hoa cúc, vào mùa đông ở các vùng trồng mía của Cuba? (1,5đ)

  • Cây thanh long là cây ngày dài, thắp đèn ban đêm để chia đêm thành 2 đêm ngắn => ra hoa, tạo quả sớm (0,5)
  • Hoa cúc là cây ngày ngắn, cần đêm dài => mùa thu đêm dài hoa cúc sẽ nở, cuống ngắn, lại là mùa có rất nhiều hoa nên nở vào lúc này sẽ không thu được giá trị kinh tế cao => thắp đèn ban đêm vào mùa thu để ức chế sự ra hoa => mùa đông mới ra hoa (0,5)
  • Cây mía là cây ngày ngắn, ra hoa khi đêm dài. Ban đêm bắn pháo hoa hay thắp đèn sẽ ức chế mía ra hoa, lượng đường không bị giảm, mía ngọt (0,5)

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Phan Đăng Lưu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF