OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

30/06/2020 149.43 KB 1719 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200630/794722284255_20200630_153824.pdf?r=7838
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng được HOC247 chia sẻ của Trường THPT Lương Ngọc Quyến dưới đây giúp các em có thêm nguồn tư liệu hữu ích để tham khảo.Hy vọng rằng, với tài liệu này, các em sẽ có cơ sở để xây dựng đề cương ôn tập phù hợp nhằm ôn luyện hiệu quả, chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng bước vào kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN                                                ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

                                                                                                              NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                MÔN: NGỮ VĂN 11

PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau

Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh là một liều thuốc diệu kỳ giúp con người lấy lại sự cân bằng mỗi khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc người ta lạinhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ với người khác với suy nghĩ theo người khác.

Trong mối quan hệ sẻ chia bình đẳng, ta có tư duy độc lập, biết cách làm chủ nó vàchia sẻ cởi mở những suy nghĩ đó. Tuy nhiên, trong mối quan hệ sẻ chia một chiều, tathường để bản thân choáng ngợp bởi suy nghĩ của người khác. Thay vì đưa ra chính kiến vàcảm nhận của riêng mình, ta lại bị cuốn theo lối suy nghĩ của họ để rồi không còn giữ đượclập trường của mình.

Trong mọi mối quan hệ, sự tương trợ là điều rất cần thiết. Ta có thể nhờ người khácgiúp đỡ nhưng không được để mình trở thành cái bóng của họ bởi cuộc sống của ta là dochính ta quyết định.Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâmcủa người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình.

Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc. Hãy làmbất cứ điều gì ta cho là nên làm, vì chính ta mới là người quyết định cuộc sống của bản thân. Bên cạnh đó cũng không cần bào chữa hay giải thích về mình; không cần sự cho phépcủa bất cứ ai để được là chính ta. Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa.

(Trích Quên hôm nay sống cho ngày mai - Theo Tian Dayton, Ph.D NXB Tổng hợp TP. HCM, tr. 18 – 19)

Thực hiện các yêu cầu

 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

 2. Khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh, người ta còn nhầm

lẫn về điều gì?

 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về quan niệm:  Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình.?

4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa”? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng)

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) 

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

...Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)

...........HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.  ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

Câu 2:

Khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh, người ta còn nhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ với người khác với suy nghĩ theo người khác.

Câu 3:

Ý kiến trên có thể được hiểu là:

Nếu trong cuộc sống bạn chỉ biết cố làm hài lòng người khác, sống theo ước muốn, chiều theo nguyện vọng, quan tâm đến cảm nhận của người khác mà không cần biết bản thân muốn gì, cần gì thì bạn sẽ đánh mất đi bản thân mình, đánh mất cá tính, không được sống là chính mình.

Câu 4:

Học sinh có thể có nhiều hướng trả lời: đồng ý hay không đồng ý, trình bày và lí giải theo ý kiến riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Đồng tình một phần với ý kiến: “ Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa” vì:

  • Khi ta sống với con người thực của mình, ta sẽ tự tin, không bị gò bó, phát huy được sở thích, năng lực cá nhân…vì thế ta được hạnh phúc.
  • Tuy nhiên, để có được hạnh phúc thực sự, mỗi chúng ta luôn chú ý hoàn thiện bản thân, lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác…

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề;  Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài kết luận được vấn đề.

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề  nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau:

Giới thiệu khái quát:

  • Tác giả, tác phẩm
  • Đoạn trích

Cảm nhận về đoạn thơ

Về nội dung: Học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, tuy nhiên cần hướng tới một số ý chính:

 Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất: đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn ngập niềm vui cuộc  sống và rạo rực, đắm say.

  • Hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật…
  • Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất…sự sống đang độ xuân thì non tơ, mơn mởn.
  • Âm thanh: khúc tình si, của yến anh

 Bức tranh thiên nhiên  được vẽ lên qua cảm quan của tác giả vừa xuân sắc và rạo rực xuân tình: Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.

⇒ Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.

Một quan niệm nhân sinh, mới mẻ, hiện đại và nhân văn: Luôn trân trọng cuộc sống hiện tại biết tận hưởng cuộc sống ấy.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF