OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Thái Học có đáp án

26/06/2020 1.36 MB 2121 lượt xem 9 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200626/455253452992_20200626_104813.pdf?r=7801
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Thái Học có đáp án các câu hỏi trắc nghiệm sẽ khái quát các kiến thức Địa lí 11 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 11

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Câu 41: Vấn đề đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu để giải quyết là:

   A. khai thác hợp lí các tài nguyên biển.               B. ổn định hòa bình thế giới.

   C. sử dụng hợp lí tài nguyên.                                 D. ổn định dân số thế giới.

Câu 42: Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ la tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là

   A. thị trường tiêu thụ rất tiềm năng.

   B. có nhiều loại đất và địa hình phong phú.

   C. lãnh thổ kéo dài, thiên nhiên phân hóa đa dạng.

   D. có khí hậu nhiệt đới.

Câu 43: Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

   A. Cơ cấu GDP của Ấn Độ và Trung Quốc ít có sự khác biệt.

   B. Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp của Ấn Độ lớn hơn Trung Quốc.

   C. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng của Trung Quốc lớn hơn Ấn Độ.

   D. Tỉ trọng dịch vụ của Ấn Độ và Trung Quốc lớn nhất trong GDP.

Câu 44: Mục đích của Eu không phải là xây dựng, phát triển một khu vực

   A. hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.

   B. tự do lưu thông con người và tiền vốn.

   C. tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.

   D. thống nhất cao về các giá trị văn hóa, xóa bỏ khác biệt về bản sắc dân tộc.

Câu 45: Rừng ở Liên Bang Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ

   A. là đồng bằng.                                                       B. là đầm lầy.

   C. có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.                            D. nằm trong vành đai ôn đới.

Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?

   A. Khu vực tự do về hàng hóa, công việc, đi lại.

   B. Hàng tháng xuất bản tạp chí bằng tiếng Đức dùng chung cho cả 3 nước.

   C. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.

   D. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.

Câu 47: Toàn cầu hóa không phải là

   A. quá trình liên kết giữa các quốc gia để kiểm soát sự gia tăng dân số sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

   B. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học – công nghệ.

   C. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

   D. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

Câu 48: Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm:

   A. khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.

   B. nằm ở vĩ độ cao.

   C. khí hậu lạnh và có nhiều đầm lầy.

   D. khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên thủy sản.

Câu 49: Nhiệm vụ nặng nề nhất mà các quốc gia ở Mĩ la tinh đang phải giải quyết là

   A. khống chế và thanh toán các khoản nợ nước ngoài rất lớn.

   B. tiến hành cải cách kinh tế.

   C. tạo ra sự ổn định chính trị.

   D. cải thiện cơ chế quản lí kinh tế - xã hội.

Câu 50: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị: Tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

25,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

107,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là

   A. biểu đồ cột.                                                          B. biểu đồ kết hợp (cột và đường).

   C. biểu đồ miền.                                                       D. biểu đồ tròn.

Câu 51: Tác động phối hợp giữa các dãy núi vòng cung với gió mùa ở Nhật Bản đã sinh ra hệ quả tự nhiên nào sau đây?

   A. Lượng mưa phía Đông và phía Tây có sự đối lập nhau ngay trong một mùa.

   B. Nửa năm đầu mưa nhiều trên toàn lãnh thổ, nửa năm sau là mùa khô.

   C. Sông ngòi luôn luôn đầy ắp nước.

   D. Mưa đều quanh năm trên lãnh thổ.

Câu 52: Phần lớn lãnh thổ châu Phi là cảnh quan

   A. xavan, cây bụi gai và rừng nhiệt đới.               B. bán hoang mạc, xavan và cây bụi gai.

   C. rừng nhiệt đới ẩm và bán hoang mạc.              D. hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

Câu 53: Điều kiện thuận lợi nhất với sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga là

   A. quỹ đất nông nghiệp lớn.                                   B. khí hậu phân hóa đa dạng.

   C. giáp nhiều biển và đại dương.                           D. có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 54: Nguyên nhân chủ yếu nhất đã thúc đẩy Nhật sản xuất các loại tàu thủy có trọng tải lớn và hiện đại nhất thế giới là do

   A. lãnh thổ nằm trên đại dương biệt lập với thế giới.

   B. biển là yếu tố thuận lợi nhất để khai thác kinh tế.

   C. đất nước nhiều bão, lũ, sóng thần.

   D. nước hải đảo, thiếu tài nguyên.

Câu 55: Vùng phía Đông Hoa Kì có

   A. các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương.

   B. các dãy núi trẻ chạy theo hướng bắc – nam.

   C. tài nguyên năng lượng và rừng hết sức phong phú.

   D. nhiều kim loại màu như vàng, đồng, chì.

Câu 56: Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm

(Đơn vị: %)

Năm

Quốc gia

2000

2005

2010

2013

An-giê-ri

2.4

5.1

3.3

2.8

Nam Phi

3.5

5.3

2.9

2.3

Công-gô

8.2

6.3

8.8

3.4

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

   A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định.

   B. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.

   C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định.

   D. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước.

Câu 57: Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vì nó đã

   A. tham gia vào quá trình sản xuất.                       B. thực sự trực tiếp làm ra sản phẩm.

   C. sinh ra nhiều ngành công nghiệp.                     D. tạo ra các dịch vụ nhiều tri thức.

Câu 58: Toàn cầu hóa cũng làm cho nước ta

   A. phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển hơn.

   B. phải hợp tác với các nước có nền kinh tế kém hơn để chuyển giao công nghệ.

   C. phải phụ thuộc vào những nước láng giềng.

   D. phải phụ thuộc vào các nước phát triển.

Câu 59: Toàn cầu hóa không có đặc trưng nào sau đây?

   A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

   B. Các quốc gia và lãnh thổ có sự thống nhất cao về chính trị.

   C. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

   D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 60: Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Hoa Kì không phải

   A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

   B. cơ cấu tự nhiên của dân số.

   C. lịch sử khai thác lãnh thổ.

   D. đặc điểm phát triển kinh tế.

Câu 61: Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số một số quốc gia trên thế giới năm 2018

Quốc gia

Diện tích (nghìn km2)

Dân số (triệu người)

Ấn Độ

3287.3

1371.3

Việt Nam

331.2

94.7

In-đô-nê-xi-a

1913.6

265.2

Trung Quốc

9562.9

1393.8

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018)

Cho biết nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

   A. Việt Nam có số dân ít nhất, mật dộ dân số thấp nhất trong bốn nước.

   B. Ấn Độ có số dân đứng thứ hai nhưng mật độ dân số cao nhất.

   C. Trung Quốc có số dân đứng thứ hai nhưng mật độ dân số cao nhất.

   D. In-đô-nê-xi-a có số dân và mật độ dân số đứng thứ ba trong bốn nước.

Câu 62: Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là

   A. tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.

   B. tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.

   C. tập trung cao ở phía bắc và đông, thưa thớt ở phía tây và nam.

   D. tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.

Câu 63: Nguyên nhân chủ yếu là cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973 không phải

   A. tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

   B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

   C. chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

   D. đẩy mạnh thăm dò và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên chiến lược.

Câu 64: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là

   A. thành phần dân cư và chủng tộc.                      B. vị trí địa lí và tài nguyên.

   C. trình độ phát triển kinh tế.                                  D. dân số và nguồn lao động.

Câu 65: Phát biểu nào sau đây không đúng với EU từ khi thành lập đến nay?

   A. Sự hợp tác giữa các nước thành viên về nhiều mặt được tăng cường.

   B. Số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ ngày càng được mở rộng.

   C. Sự phát triển của EU luôn gắn với việc bảo đảm tuân thủ quy định hàng rào thuế quan của các nước.

   D. Quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế ở các nước thành viên.

Câu 66: Tình trạng đói nghèo ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu là do

   A. thiếu hụt nguồn lao động.                                  B. thiên tai xảy ra thường xuyên.

   C. sự khắc nghiệt của tự nhiên.                             D. chiến tranh, xung đột tôn giáo.

Câu 67: Cơ cấu dân số trẻ không gây ra hậu quả:

   A. tăng chi phí giáo dục – đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp.

   B. tăng chi phí phúc lợi xã hội.

   C. tăng áp lực lên vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.

   D. thất nghiệp, thiếu việc làm.

Câu 68: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

Năm

1950

1970

2005

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

13,9

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

66,9

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

19,2

Tổng số (triệu người)

83,0

104,0

127,7

Dựa vào bảng số liệu chọn dạng biểu đồ nào sau đây là phù hợp để thể hiện quy mô, cơ cấu sân số của Nhật Bản qua các năm?

   A. Cột.                             B. Miền.                           C. Tròn.                           D. Đường.

Câu 69: Hiện nay giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới vì

   A. sản xuất đa dạng nông sản.                                B. Eu trợ cấp cho hàng nông sản.

   C. mở rộng thị trường tiêu thụ.                              D. áp dụng KHKT trong sản xuất.

Câu 70: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa phần lãnh thổ phía Tây và phía Đông của Liên Bang Nga đã quy định sự khác biệt về hướng phát triển kinh tế là

   A. lãnh thổ phía Tây công nghiệp phát triển mạnh, phía Đông nông nghiệp phát triển mạnh.

   B. lãnh thổ phía Tây khó phát triển giao thông vận tải, phía Đông thuận lợi cho phát triển giao thông nhiều loại hình.

   C. lãnh thổ phía Tây phát triển mạnh về chăn nuôi, phía Đông mạnh về trồng trọt.

   D. lãnh thổ phía Tây phát triển kinh tế toàn diện, phía Đông phát triển cơ bản là công nghiệp.

Đáp án Đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2020

41

B

42

D

43

A

44

D

45

D

46

B

47

A

48

A

49

A

50

C

51

A

52

D

53

A

54

D

55

A

56

A

57

B

58

A

59

B

60

B

61

B

62

B

63

D

64

C

65

C

66

D

67

B

68

C

69

B

70

D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 71-80 của Đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề kiểm tra giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Thái Học có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF