OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 11 Trường THPT Nguyễn Hiền có đáp án

14/05/2021 1.3 MB 449 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210514/504661233060_20210514_094530.pdf?r=6558
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 11 Trường THPT Nguyễn Hiền có đáp án sẽ giúp các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, góp phần chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 11 thi tốt, đạt kết quả cao!

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KÌ 2

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian: 45p

 

Bài 1: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng?

A. Độ cong của thuỷ tinh thể không thể thay đổi

B. Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi

C. Độ cong của thuỷ tinh thể và khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc đều có thể thay đổi

D. Độ cong của thuỷ tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm đến

Bài 2: Mắt không có tật là mắt.

A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc

B. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc

C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc

D. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc

Bài 3: Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở.

A. Điểm cực viễn

B. Điểm cực cận

C. Trong giới hạn nhìn rõ của mắt

D. Cách mắt 25cm

Bài 4: Quan sát hình vẽ (O, F, V là quang tâm của mắt, tiêu điểm mắt, điểm vàng). Hãy cho biết đó là mắt gì.

A. Cận thị           

B. Viễn thị

C. Mắt không tật    

D. Mắt người già

Bài 5: Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì

A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu

C. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất.

D. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất

Bài 6:  Chọn phát biểu sai. Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại.

A. Tại CV khi mắt không điều tiết.

B. Tại CC khi mắt điều tiết tối đa.

C. Tại một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp.

D. Tại CC khi mắt không điều tiết.

Bài 7: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra.

A. Tại điểm vàng V.

B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V.

D. Không xác định được vì không có ảnh.

Bài 8: Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra.

A. Tại điểm vàng V.

B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V.

D. Không xác định được vì không có ảnh.

Bài 9: Mắt người có đặc điểm sau. OCV = 100 cm; OCC = 10 cm. Tìm phát biểu đúng.

A. Mắt có tật cận thị phải đeo kính hội tụ để sửa

B. Mắt có tật cận thị phải đeo kính phân kì để sửa

C. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính hội tụ để sửa

D. Mắt có tật viễn thị phải đeo kính phân kì để sửa

Bài 10: Gọi độ tụ của các loại mắt khi không điều tiết là Dt (mắt không tật), DC (mắt cận), DV (mắt viễn). So sánh độ tụ giữa chúng.

A. Dt > DC > DV

B. DC > Dt > DV

C. DV > Dt > DC

D. Một kết quả khác

Bài 11: Một người khi không deo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 0,4m đến 100cm. Để nhìn rõ vật cách mắt 25cm thì đeo sát mắt kính có độ tụ là:

A. D = 2,5điốp.   

B. D = -1,5điốp.   

C. D = 1,5điốp.   

D. D = -2,5điốp.

Bài 12: Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu (coi kính đeo sát mắt)

A. Kính phân kì D = -4dp

B. Kính phân kì D = -2dp

C. Kính hội tụ D = 4dp

D. Kính hội tụ D = 2 dp

Bài 13: Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để đọc được trang sách cách mắt 25cm, mắt phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu biết kính đeo cách mắt 1 cm

A. 1,5dp                  B. 1dp                    C. 1,603dp               D. 2dp

Bài 14: Một người viễn thị nhìn rõ vật bắt đầu từ khoảng cách d1 = 1/3 (m) khi không dùng kính và khi dùng kính nhìn rõ vật từ khoảnh cách d2 = 1/4 (m). Độ tụ của kính người đó là:

A. 0,5 dp                 B. 1 dp                   C. 0,75 dp                 D. 2 dp

Bài 15: Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cách mắt là 25cm. Khoảng nhìn rõ nhất của mắt người ấy có thể nhận giá trị :

A. OCC = 30cm.   

B. OCC = 50cm.   

C. OCC = 80cm.   

D. Một giá trị khác.   

Bài 16: Một người không đeo kính chỉ nhìn rõ các vật cách mắt xa trên 50 cm. Mắt người này bị tật cận thị hay viễn thị? Muốn nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25 cm thì cần phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu ? (Kính đeo sát mắt)

A. Mắt bị cận thị ; D = - 2 dp.

B. Mắt bị viễn thị, D = - 6 dp.

C. Mắt bị cận thị ; D = 6 dp.

D. Mắt bị viễn thị ; D = 2 dp.

Bài 17: Một người lúc về già chỉ nhìn rõ các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 30 cm đến 40 cm. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu?

A. 3,33 dp              B. 2,5 dp                 C. -2,5 dp                D. -3, 33 dp

Bài 18: Một người đứng tuổi khi nhìn vật ở xa thì không cần đeo kính, nhưng khi đeo kính có độ tụ 1dp thì nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25cm (kính đeo sát mắt). Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó bằng

A. 5điốp                 B. 8 điốp                  C. 3 điốp                 D. 9 điốp

Bài 19: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt, nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là:

A. 16,7cm                        B. 22,5cm   

C. 17,5cm                         D. 15cm

Bài 20: Một người cận thị lớn tuổi có khoảng nhìn rõ của mắt từ 50 cm đến 67 cm. Khi đeo kính sửa (kính đeo sát mắt), để người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt là 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ là

A. 2dp                    B. 3dp                    C. 1dp               D. 4dp

Bài 21: Một người có mắt bình thường nhìn thấy các vật ở rất xa mà không điều tiết. Khoảng cực cận của người này là 25 cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu?

A. 4dp                    B. 2dp                   C. 3dp                D. 5dp

Bài 22: Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và độ biến thiên độ tụ từ trạng thái mắt không điều tiết đến trạng thái mắt điều tiết tối đa là 8 dp. Hỏi điểm cực cận của mắt người này cách mắt bao nhiêu

A. 10cm                         B. 8cm   

C. 50 cm                        D. 25cm

Bài 23: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 25 cm                         B. 20 cm   

C. 30 cm                         D. ≈28,6 cm

Bài 24: Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất 25 cm. Coi kính đeo sát mắt. Xác định khoảnh nhìn rõ của mắt khi không đeo kính

A. 15 cm đến 50 cm

B. 50 cm đến 100 cm

C. 30 cm đến 100 cm

D. 16,67 cm đến 50cm

Bài 25: Một người có tật phải đeo kính có độ tụ -2dp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không phải điều tiết và đọc được trang sách cách mắt gần nhất 26 cm. Coi kính đeo cách mắt 1cm. Xác định khoảnh nhìn rõ của mắt khi không đeo kính

A. 17,67 cm đến 50 cm

B. 17 cm đến 100 cm

C. 16 cm đến 100 cm

D. 17,67 cm đến 51cm

...

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 26-40 của đề kiểm tra, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề kiểm tra Chương 7 môn Vật Lý 11 Trường THPT Nguyễn Hiền có đáp án năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF