OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đạ Tẻh

27/04/2020 99.03 KB 1028 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200427/216134502504_20200427_170437.pdf?r=5593
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 do HOC247 tổng hợp và cập nhật từ Trường THPT Đạ Tẻh. Hy vọng, với tài liệu hữu ích này, các em có thể củng cố lại kiến thức của bản thân để học tập hiệu quả. Chúc các em thành công!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT ĐẠ TẺH

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

1. Phạm vi của phần Đọc – hiểu

  • Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
    • Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
    • Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
  • Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

2.Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

a. Kiến thức về từ, về câu:

b. Kiến thức về các biện pháp tu từ:

  • Tu từ về từ vựng, ngữ nghĩa: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
  • Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

c. Kiến thức về văn bản:

  • Các phép liên kết: thế, lặp, nối, liên tưởng, tưởng tượng
  • Các loại phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí,
  • Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, hành chính, nghị luận, biểu cảm
  • Các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, giải thích, so sánh
  • Các cách kết cấu văn bản: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng hợp…
  • Kiến thức nội dung, ý nghĩa văn bản.

3. Các dạng câu hỏi đọc – hiểu và cách làm đọc – hiểu: Dạng câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong phần đọc hiểu bao gồm:

  • Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
  • Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
  • Xác định thao tác lập luận văn bản ?
  • Xác định  biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt của nó ?
  • Ý nghĩa của hình ảnh, câu thơ…?
  • Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra từ văn bản?
  • Giải thích  nội dung, ý nghĩa của từ, câu, văn bản.
  • Lí giải về một vấn đề được đề cập trong văn bản.
  • Chọn một thông điệp tâm đắc nhất trong văn bản.
  • Hoặc  đồng ý hay không đồng ý với một vấn đề, ý kiến, quan điểm nào đó được đề cập trong văn bản.
  • Rút ra  những bài học về nhận thức và hành động của bản thân từ vấn đề nghị luận trong cuộc sống thực tiễn

4. Để làm tốt phần đọc hiểu, các em cần:
4.1. Để xác định chính xác phương thức biểu đạt, các em nên lưu ý:

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm của từng phương thức biểu đạt.
  • Một số dấu hiệu để nhận biết các phương thức biểu đạt:
    • Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật.
    • Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
    • Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.
    • Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết
    • Phương thức hành chính công vụ thường ít xuất hiện trong đề đọc hiểu.

4.2. Nhận biết văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ : Cần dựa vào các xuất xứ ghi dưới văn bản và dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ để chọn phong cách báo chí, khoa học, nghệ thuật, sinh hoạt, chính luận hay hành chính công vụ.

  • Một số dấu hiệu nhận biết về PCNN:
    • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: văn bản có thể được trích đoạn hội thoại trong giao tiếp hằng ngày, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí
    • Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, … và các tác phẩm văn học nói chung.
    • Phong cách ngôn ngữ chính luận:  Trong đề đọc hiểu, có thể trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong  hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
    • Phong cách ngôn ngữ báo chíVăn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)

Ví dụ

Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

  • Phương thức biểu đạt chính và PCNN của văn bản?
  • Văn bản có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.->Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm
  • Văn bản là một bài thơ, phẩm văn học ⇒ PCNN Nghệ thuật.

4.3. Để nhận biết chính xác các thao tác lập luận cần nắm vững đặc điểm của từng thao tác

Ví dụ: Có người nói: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết”. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ chính bản thân mình khi đi lại trên đường nếu chẳng may gặp phải tai nạn rủi ro. Các số liệu thống kê cũng cho thấy đội mũ bảo hiểm giúp giảm 30% thương vong do chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là việc làm hết sức cần thiết. Hãy chỉ ra thao tác lập luận của văn bản?

Gợi ý trả lời

Văn bản đã dùng lí lẽ, dẫn chứng gạt đi quan điểm sai lầm: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là không cần thiết” ⇒ Thao tác lập luận của văn bản: bác bỏ

4.4. Để nhận biết chính xác các biện pháp nghệ thuật, các em cần:

  • Nắm vững kiến thức về các biện pháp tu từ, đặc trưng của từng biện pháp tu từ
  • Tác dụng của các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ nội dung nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.

4.5. Để xác định chính xác nội dung của 1 văn bản hoặc chủ đề của văn bản, các em nên:

  • Tìm câu chủ đề trong văn bản. Dựa vào câu chủ đề để xác định nội dung.
  • Hoặc xác định chính xác nội dung của từng đoạn văn bản, rồi tổng hợp lại thành nội dung bao quát toàn văn bản.

4.6 .Để lí giải, đánh giá nhận xét được giá trị nội dung  tư tưởng của văn bản các em cần hiểu rõ văn bản kết hợp với kiến thức cuộc sống để có ý kiến đánh giá nhận xét đúng đắn, mới mẻ,

Ví dụ: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4)

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm         
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.

                 (Trần Nhuận Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu?
Câu 3. a/ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Con không…”?

b/ Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:

“Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?”

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ?

Gợi ý trả lời

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự.

2. “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.
Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống.

3. a/ Tác dụng:

  • Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
  •  Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ

b/ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.
4. Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

2. Ví dụ 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Đáp án

Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 2: Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 3: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 4: Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

3. Ví dụ 3

Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,... chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng…”

(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ Văn 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2014)

Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 3: Trong văn bản trên có sử dụng thành ngữ. Hãy ghi lại chính xác và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 4: Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào?

Gợi ý trả lời

Câu 1: Văn bản nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần. 

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 3: Thành ngữ được sử dụng trong văn bản là “phong ba bão táp”. 

Thành ngữ “phong ba bão táp” có nghĩa là những khó khăn, gian khổ. 

Câu 4: Chữ “mỏng” có nghĩa là sự yếu đuối, kém cỏi về đạo đức, nhân cách, nghị lực, sức mạnh, bản lĩnh, ý chí,… không đủ sức chống đỡ những thử thách gian khổ trong cuộc sống. 

PHẦN II. NGHỊ LUẬN XÃ HÔI

Viết đoạn 10 dòng về một vấn đề từ phần đọc hiểu

Yêu cầu:

a.Đảm bảo hình thức:

  • Đoạn văn khoảng 10 dòng
  • Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xich, tổng phân hợp…

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chon các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải bày tỏ rõ ràng quan điểm tích cực, hành động đúng…, đưa ra các lí lẽ bảo vệ quan điểm thuyết phục. có thể theo hướng sau:

  • Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
  • Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận theo yêu cầu đề

d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.

Ví dụ: Đề: Từ nội dung phần Đọc –Hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng về vấn đề làm gì khi gặp thất bại

Trong cuộc đời của mỗi người bên cạnh những thành công có lẽ không tránh khỏi những lần thất bại. Vậy thất bại là gì? Chúng ta phải làm gì khi gặp thất bại? Thất bại là trạng thái hụt hẫng, bế tắc khi không thể hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đặt ra hay thua cuộc trước một ai đó. Dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan, nó vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, thất bại có thể khiến ta mất đi niềm tin vào bản thân, trở nên bi quan, tuyệt vọng. Vậy nhưng, “thất bại là mẹ thành công”, nếu biết đối mặt bằng một thái độ đúng đắn, ta hoàn toàn có thể biến nó trở thành bước đệm để thực hiện hoài bão của mình. Hãy đứng lên từ những thất bại, hãy lấy thất bại làm động lực và hãy biến nỗi đau thành những kỷ niệm ngọt ngào. Bạn đừng nản chí mà hãy bình tĩnh để trí óc tỉnh táo. Hãy để khát vọng và mơ ước tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Bạn biết không ? Để tạo ra dây tóc bóng đèn, Edison đã thất bại hơn một nghìn lần.Vậy nên, đừng bao giờ nản lòng khi gặp phải thất bại. Hãy rút ra những bài học từ thất bại và biến nó trở thành động lực, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với bạn.

PHẦN III. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I.Phạm vi: Những tác phẩm:

Các tác phẩm Văn học trong chương trình 11 đã học

II. Các dạng đề nghị luận văn học và những yêu cầu khi làm bài nghị luận văn học

1. Các dạng đề

  • Dạng đề nghị luậnvề một bài thơ, đoạn thơ, một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  • Dạng đề nghị luận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm…

2. Yêu cầu chung   

  • Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm.
  • Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì?
  • Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ… hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau?
  • Xác định đúng đề rồi thì tiến hành lập dàn ý. Lập dàn ý là cách tốt nhất để không viết sót ý khi làm bài.

3. Yêu cầu cụ thể

MỞ BÀI: Nêu được yêu cầu của đề bài.
THÂN BÀI
(1) Khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ :

 (2) Nội dung

  • Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm.
  • Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Thụt vào đầu dòng 2 ô chữ để GK dễ nhìn thấy luận điểm của mình (tránh lối viết chỗ ra chỗ vào trong bài làm)
  • Đối với thơ thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung. Nếu là truyện thì sau khi phân tích nội dung phải nói được nghệ thuật.
  • Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.
  • Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao.
  • Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm.

(3) Phần tổng kết nghệ thuật: Theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án cho từ 0,5 điểm)
KẾT BÀI: Đánh giá chung về vấn đề

B. LUYỆN TẬP (Các em học sinh làm đầy đủ các bài tập ở phần này)

Đề 1

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

                                        (Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?

Phần II: LÀM VĂN

Câu 1

Từ nội dung văn bản phần  Đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của tình thương.

Câu 2

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

  -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đạ Tẻh. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

                                                                                           

    ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF