OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

06/04/2020 100.73 KB 1021 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200406/8010517539_20200406_161349.pdf?r=4793
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 chia sẻ đến các em đề cương hướng dẫn ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9, đề cương bao gồm các kiến thức tổng hợp nội dung của ba phần Đọc - hiểu, Làm văn và Văn bản giúp các em học tập và ôn luyện dễ dàng hơn. Hãy cùng HOC247 luyện tập nhé, chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao.

 

 
 

                                                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11


PHẦN I – KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC–HIỂU
I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu

 

1. Phạm vi
Các văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ thông), văn bản nhật dụng.
2. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ:

  • Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt,cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
  • Hiểu được đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh,  biện pháp tu từ.
  • Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản.
  • Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm bằng một đoạn văn ngắn.

II. Kiến thức trọng tâm:
1. Kiến thức về từ

  • Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ.
  • Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép)
  • Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa
  • Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ....

2. Kiến thức về câu

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ)
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm.
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
  • Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối.
  • Liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, tương phản, tỉnh lược.
  • Các thành phần biệt lập trong câu: thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
  • Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý .

3. Kiến thức về văn bản

  • Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản
  • Phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ: chính luận, khoa học, báo chí, nghệ thuật, sinh hoạt, hành chính.
  • Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.
  • Các thể loại của văn bản văn học
  • Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh; các hình thức lập luận trong đoạn văn nghị luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích, so sánh...
  • Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3).

III. Bài tập minh họa
 

Bài tập 1


Đọc văn bản dưới đây:
“Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi
nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng
cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân
những câu hỏi như: “Tại sao…?” Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp
của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không
chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có
thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.
Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy
đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập
luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học
đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới
thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó
trở thành một phần cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm
ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực
giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”
 

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1
. Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không
chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những
động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó
trở thành một phần cá tính của bạn”?


                                                                  Bài tập 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

“Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn.
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
....
Trên đường băng sân bay mỗi đời người,
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.”       
                            

                            (Tony Buổi Sáng, Trên Đường Băng, NXB Trẻ 2018, tái bản lần thứ 8, bìa sau sách)
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra những điều gì khiến tuổi trẻ trôi qua tẻ nhạt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm).

                         Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
                         Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?

Theo anh/chị, qua hai câu trên, tác giả đã nêu ra thực trạng gì của giới trẻ hiện nay?
Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, việc tác giả sử dụng các cụm từ sao cứ trong văn bản trên có tác
dụng gì?
Câu 4 (1.0 điểm).
Tác giả viết rằng:
                          Trên đường băng sân bay mỗi đời người,
                          Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.

còn anh/chị thì sao? Anh, chị sẽ làm gì để có thể chạy đà và cất cánh trên đường băng của đời
mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình.

            -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 11 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF