OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngô Sỹ Liên

11/03/2021 950.69 KB 227 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210311/145012478240_20210311_112336.pdf?r=2230
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngô Sỹ Liên. Tài liệu bao gồm 5 đề thi với các câu trắc nghiệm và tự luận hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGÔ SỸ LIÊN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).

C. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.

B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.

C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.

D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?

A. Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.

B. Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.

C. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.

D. Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến… phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.

Câu 4: Âm mưu của Pháp khi chọn tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta là

A. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công ra Bắc kì.

B. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, tấn công vào Nam kì.

C. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

D. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, đánh sang Campuchia.

Câu 5: Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy

A. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông.

B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình.

C. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam.

D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp.

Câu 6: Phong trào Cần vương thất bại, đánh dấu sự thất bại của một phong trào yêu nước mang tính chất

A. phong kiến.              

B. nông dân. 

C. tư sản.                     

D. vô sản.

Câu 7: Điểm nổi bật của tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là sự xuất hiện của liên minh các nước

A. đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan.

B. phát xít Đức, I-ta-li-a, Tây Ban Nha.

C. đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.

D. phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (phe Trục).

Câu 8: Ngày 20-11-1873 diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.         

B. Pháp đánh chiếm Hưng Yên.

C. Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.                                              

D. Tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội.

Câu 9: Chính sách nào của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài?

A. “Ngụ binh ư nông”.

B. “Bế quan tỏa cảng”.  

C. “Dĩ nông vi bản”.

D. “Trọng nông ức thương”

Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873)?

A. Thực dân Pháp mượn cớ cái chết của Gác-ni-ê lớn tiếng kêu gọi trả thù.

B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng.

C. Là cơ hội cho quân dân ta đánh bật quân Pháp ra khỏi Bắc kì.

D. Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi.

---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

A

C

D

C

D

A

D

C

B

10

11

12

13

14

15

16

17

18

A

B

A

B

C

D

B

B

D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như sau:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Trong cuộc chiến đấu ấy, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1 700 người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế bị tàn phá.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

b) Có thể lấy một trong những sự kiện sau để chứng minh:

- Trước những hành động gây hấn của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã ra sức ngăn chặn sự bùng nổ chiến tranh: kêu gọi Anh, Pháp liên kết chống phát xít; đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, CH Tây Ban Nha, Trung Quốc chống xâm lược; giúp đỡ Tiệp Khắc…

- Khi phát xít Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã trực tiếp đương đầu với phát xít Đức, làm thất bại “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức; giành thắng lợi trọng trận Xta-lin-grat tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới. Từ đây Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên các mặt trận.

- Sau khi đánh bại quân đội phát xít (cuối 1944), Liên Xô còn giúp các nước Đông, Nam Âu giải phóng…

- Hồng quân Liên Xô tấn công trước vào sào huyệt Béc-lin, cùng liên quân Mĩ - Anh tiêu diệt tân gốc chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

- Thực hiện chủ trương của Hội nghị I-an-ta, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, đánh bại quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu, cùng lực lượng Đồng minh kết thúc chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 2.

a) Tóm lược 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương:

Nội dung

Từ 1885-1888

Từ năm 1888-1896

Lãnh đạo

Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước

Các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.             

Địa bàn

Từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ và Bắc Kì

Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê

Kết quả

- Nhất thời gây cho địch nhiều thiệt hại.

- Cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.

Năm 1896 phong trào thất bại.

 

b) Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục diễn ra vì:

Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, không hoàn toàn là giúp vua mà còn vì nền độc lập của nước nhà… chứng tỏ Cần vương chỉ là danh nghĩa, khẩu hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu.

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng ý thức hệ tư tưởng nào?

A. Dân chủ tư sản.             

B. Tư sản.      

C. Vô sản.                         

D. Phong kiến.

Câu 2: Người lãnh đạo chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là?

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Đình Phùng.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 3: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?

A. Địa chủ phong kiến, tư sản, công nhân.

B. Công nhân, nông dân, tư sản.

C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

D. Địa chủ phong kiến, công nhân dân.

Câu 4: Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì có gì khác so với giai đoạn trước?

A. Nhân dân tự tổ chức kháng chiến.

B. Nhân dân đầu hàng thực dân Pháp.

C. Hợp tác với triều đình chống Pháp.

D. Chống pháp và chống phong kiến đầu hàng.

Câu 5: Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Pháp sẽ

A. được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.

B. rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

C. rút quân khỏi sáu tỉnh Nam Kì.

D. giúp triều đình giải quyết vụ Giăng Đuy-puy.

Câu 6: Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh nào của nhân dân ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã làm Pháp gặp khó khăn trong việc quản lý vùng đất mới

A. Bám sát địch quấy rối và tiêu diệt.

B. Phong trào” tị địa”.

C. Vườn không nhà trống.

D. Bất hợp tác với giặc.

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nào không nào không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Yên Thế.             

B. Hương Khê.         

C. Bãi Sậy.               

D. Ba Đình.

Câu 8: Năm 1882, Pháp đã cử tướng nào đưa quân ra Bắc Kì lần 2?

A. Ri-vi-e.                 

B. Giăng Đuy-puy.   

C. Gác-ni-ê.              

D. Ét-pê-răng.

Câu 9: Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1883) chủ yếu do lực lượng nào tổ chức, lãnh đạo?

A. Triều đình. 

B. Nông dân.

C. Văn thân, sĩ phu yêu nước.

D. Địa chủ, phú nông.

Câu 10: Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm… làm căn cứ rồi tấn công ra…., nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

A. Lăng Cô … Huế.

B. Gia Định … Hà Nội.

C. Huế ... Hà Nội.

D. Đà Nẵng … Huế.

---(Nội dung từ câu 11 đến 40 của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

D

11

C

21

A

31

B

2

C

12

A

22

C

32

A

3

C

13

B

23

D

33

B

4

D

14

C

24

B

34

B

5

B

15

A

25

D

35

C

6

B

16

B

26

B

36

D

7

A

17

C

27

B

37

D

8

A

18

A

28

A

38

C

9

C

19

A

29

D

39

D

10

D

20

C

30

D

40

A

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực nào?

A. Đế quốc và tư sản mại bản.

B. Tư sản và phong kiến.

C. Đế quốc và phong kiến.

D. Quân phiệt và tư sản.

Câu 2: Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng.

C. riêng lẻ không có sự thống nhất.

D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.

Câu 3: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh có hành động gì?

A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.

B. Đầu tư vốn vào nhiều nơi trên thế giới.

C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội, chuẩn bị chiến tranh.

D. Ra sức đầu tư vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.

Câu 4: Sự kiện Trân Châu Cảng đánh dấu

A. chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng ra toàn thế giới.

B. cán cân về không quân, hải quân đã nghiêng hẳn về phát xít Nhật.

C. chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị kết thúc.

D. thắng lợi đầu tiên của Mỹ - Anh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở châu Á.

Câu 5: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam?

A. Truyền đạo.

B. Mở rộng thị trường.         

C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

D. Khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.

Câu 6: Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858-1884?

A. Khiếp sợ, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu ngay từ đầu.

B. Cùng nhân dân chống Pháp nhưng cuối cùng thất bại.

C. Lúc đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó từng bước đầu hàng.

D. Vừa tổ chức kháng chiến, vừa đàm phán thương lượng với Pháp.

Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mở đầu bằng sự kiện nào?

A. Đức tấn công Tiệp Khắc.

B. Đức tấn công Ba Lan.

C. Đức tham gia hội nghị Muy-ních.

D. Xô - Đức kí hiệp ước.

Câu 8: Pháp tiến đánh Bắc Kì nhằm mục đích gì?

A. Gây sức ép, buộc Nhà Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ.

B. Chiếm toàn bộ Việt Nam.

C. Làm bàn đạp để tấn công Trung Quốc.

D. Chiếm Việt Nam và thâm nhập vào miền Tây Nam - Trung Quốc.

Câu 9: Trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 đã

A. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân Bắc Kì.

B. tác động mạnh mẽ đến triều đình nhà Nguyễn, từ thái độ hoang mang, bị động chuyển sang lập trường ủng hộ nhân dân ta chống Pháp.

C. làm cơ sở để triều đình đàm phán và Hòa ước 1874.

D. Pháp phải từ bỏ âm mưu xâm lược Bắc Kì.

Câu 10: Nguồn gốc của chiến tranh thế giới thứ hai là

A. do khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933.

B. do Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp chủ nghĩa phát xít.

C. hệ thống Vecxai-Oasinhton làm kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

D. do chủ nghĩa đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

---(Nội dung phần còn lại của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

C

A

A

A

B

C

B

D

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

C

D

B

C

D

C

PHẦN II:  TỰ LUẬN

Câu 1.

- Nêu sự kiện: Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô

- Tính chất của cuộc chiến tranh trước đó là cuộc chiến tranh đế quốc

- Giải thích của học sinh

- Từ năm 1941, tính chất là cuộc chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ chống phát xít

Câu 2.

Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản, làm cho so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi mâu thuẫn quyền lợi.

+ Hệ thống Véc xai – Oasinhtơn (kết quả của chiến tranh thế giới I không còn phù hợp

=> Chiến tranh mới để chia lại thế giới

- Nguyên nhân trực tiếp: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 dẫn tới sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít, kẻ châm ngòi cho cuộc chiến tranh.

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Vì sao vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt?

A. Do Cao Thắng hi sinh.

B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.

C. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.

D. Do Trương Quang Ngọc phản bội.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là

A. vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

B. căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

C. muốn giúp vua cứu nước.

D. muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã để lại kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng?

A. Bãi Sậy.                        

B. Hương Khê.  

C. Ba Đình.                       

D. Yên Thế.

Câu 4: Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?

A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.

B. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.

C. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.

D. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.

Câu 5: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Châu Trinh nêu lên chủ trương nào sau đây?

A. Tiến hành bạo động cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Cầu viện Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp.

C. Thiết lập quan hệ với Pháp và đòi Pháp trao trả độc lập.

D. Cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương?

A. Hương Khê.                       

B. Ba Đình.

C. Bãi Sậy.                            

D. Yên Thế.

Câu 7: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Nông dân và công nhân.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Các dân tộc sống ở miền núi.

Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế nào?

A. Khai mỏ.

B. Công nghiệp phục vụ đời sống.

C. Luyện kim.

D. Xây dựng.

Câu 9: Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất

A. xã hội phong kiến.

B. xã hội thuộc địa.

C. xã hội tư bản chủ nghĩa. 

D. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 10: Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. cứu nước theo tư tưởng phong kiến.

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng vô sản.

D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

---(Nội dung từ câu 11 đến 26 của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

D

B

A

C

D

D

B

A

9

10

11

12

13

14

15

16

D

D

C

A

D

C

A

D

17

18

19

20

21

22

23

24

D

A

D

D

B

D

C

D

 

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1:

a) Giải thích các thuật ngữ

+ Cần vương: mang nghĩa "giúp vua", vua cần sự giúp đỡ của các văn thân, sĩ phu yêu nước giúp vua cứu nước…. Đây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo hiệu triệu của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất đó phong trào chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước.

+ Văn thân: Người trí thức đã đỗ đạt, có danh vọng, địa vị nhất định trong xã hội phong kiến Việt Nam (phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỉ XIX).

+ Sĩ phu: Trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đỗ ra làm quan, có người không đỗ đạt).

b) Diễn biến

Nội dung

1885 - 1888

1888 - 1896

Lãnh đạo

Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước

Văn thân, sĩ phu yêu nước

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số

Địa bàn và khởi nghĩa tiêu biểu

Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

 

Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt

- Đặc điểm của từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 phong trào chủ yếu phát triển theo bề rộng và có sự lãnh đạo cuả vua Hàm Nghi……

+ Giai đoạn 2 phong trào chủ yếu phát triển theo chiều sâu rút lên điạ bàn rừng núi dựa vào địa hình, điạ vật để chống giặc và không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi điều đó càng chứng tỏ thực chất phong trào Cần vương là phong trào kháng Pháp của nhân dân ta...

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 138-139, suy luận.

Cách giải:

* Giai cấp cũ:

- Địa chủ phong kiến: một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ ra, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.

- Nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề,căm thù đế quốc và phong kiến.

* Giai cấp, tầng lớp xã hội mới:

- Công nhân: ngày càng đông đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,… bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.

- Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị tư bản Pháp chèn ép.

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, các cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do,...

=> Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi nhiểu màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp thực hiện tiến công mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

A. 31/08/1858.              

B. 01/09/1858.

C. 24/03/1858.              

D. 30/04/1858.

Câu 2: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?

A. 15/08/1945.            

B. 30/08/1945.

C. 25/08/1945.            

D. 05/08/1945.

Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa:

A. Có vị trí địa lí thuận lợi.

B. Chế độ phong kiến đang suy yếu.

C. Là một quốc gia độc lập.

D. giàu tài nguyên, có vị trí địa lí quan trọng, chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng.

Câu 4: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?

A. Anh, Pháp, Nhật, Italia.

B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.

C. Đức, Áo, Hung, Bỉ.

D. Anh, Pháp, Đức, Italia.

Câu 5: Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với con người kinh khủng như thế nào?

A. 1 triệu người chết, 500.000 người bị thương.

B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

C. 120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương.

D. Hàng vạn người chết và bị thương.

Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất được hoàn thành kí kết vào ngày tháng năm nào?

A. 05/06/1862.          

B. 06/05/1862.

C. 26/05/1862.          

D. 26/06/1862.

Câu 7: Bản chất sự liên kết các nước trong “phe Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân.

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ.

C. Liên minh các nước phát xít.

D. Liên minh các nước thuộc địa.

Câu 8: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát

xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 9: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.

B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.

C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.

D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 10: Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Tôn Thất Thuyết.

D. Hoàng Diệu.

---(Nội dung từ câu 11 đến 23 của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1.B

2.A

3.D

4.D

5.B

6.A

7.C

8.D

9.B

10.B

11.C

12.A

13.C

14.A

15.B

16.A

17.C

18.D

19.B

20.C

B. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. 

* Chính trị:

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

b. Những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta:

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Câu 2.

* Chủ trương: Phan Bội Châu cho rằng: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập. Ông cũng quan niệm, Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).

* Hoạt động:

- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân ở Quảng Nam.

+ Mục đích:  đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

+ Hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.

+ Tháng 8/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

- Tháng 6/1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội:

+ Tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

+ Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam,...

+ Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ít trong khi lực lượng hao tổn khá lớn, nhiều người bị bắt và bị giết.

- Ngày 24/12/1913: Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.

* Bài học rút ra từ phong trào:

- Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa vào đế quốc đánh đế quốc được).

- Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

Câu 3.

* Chính trị:

- Tích cực:

+ Hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

+ Liên kết, hợp tác có hiệu quả để giải quyết các vấn đề về chính trị.

- Tiêu cực: Sự cạnh tranh, các mâu thuẫn quốc tế vẫn luôn tồn tại giữa các nước, từ đó, đặt ra những thách thức trong hợp tác chính trị - an ninh giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

* Kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Việt Nam có điều kiện hội nhập, giao lưu, học hỏi và phát triển về kinh tế cũng như thúc đẩy ổn định xã hội và giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội.

- Tiêu cực:

+ Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

+ Bên cạnh đó, Việt Nam phải giải quyết vấn đề hội nhập, hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, giải quyết vấn đề giữa cân bằng tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trước những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập.

...

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ngô Sỹ Liên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF