OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kiên Lương

12/03/2021 1006.59 KB 337 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210312/862433614869_20210312_104402.pdf?r=4871
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Kiên Lương, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT KIÊN LƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

A. phong trào Ngũ tứ.

B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. phong trào Duy tân Mậu tuất.

D. cách mạng Tân Hợi.

Câu 2. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.

B. khởi nghĩa của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng.

C. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 4. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 5. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

A. Đảng Quốc Đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng dân chủ.

Câu 6. Thuộc địa được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp là

A. ba nước Đông Dương.

B. miền Xích đạo châu Phi.

C. An-giê-ri.

D. Tuy-ni-di.

Câu 7. Phương pháp đấu tranh nào được Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi áp dụng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1922)?

A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của

A. giai cấp vô sản.

B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

C. giai cấp nông dân.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 9. Ngày 1/7/1921, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì

A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

C. Quốc Dân đảng được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa ra đời.

Câu 10. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.

B. đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

C. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

D. đòi được tham gia vào bộ máy nhà nước.

---(Nội dung từ câu 11 đến 40 của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 2. Ngày 4/5/1919, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?

A. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn.

B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

D. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa Vũ Xương.

Câu 3. Sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu

A. chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.

B. chuẩn bị lực lượng tấn công Liên Xô.

C. thành lập một nước “Đại Đức”.

D. thôn tính vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc.

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

C. Quốc Dân đảng được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Câu 5. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xuất hiện xu hướng vô sản.

B. xuất hiện xu hướng cải cách đất nước.

C. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

D. tồn tại song song hai xu hướng tư sản, vô sản.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (15/8/1945)?

A. Thất bại của phát xít Đức, Italia khiến quân phiệt Nhật Bản mất chỗ dựa.

B. Phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh của nhân dân Nhật Bản dâng cao.

C. Liên Xô ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.

D. Phong trào đấu tranh chống Nhật của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 7. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

B. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

D. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Câu 9. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

A. đế quốc và phong kiến.

B. đế quốc và tư sản mại bản.

C. tư sản và phong kiến.

D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 10. Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.

B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.

D. Chính quyền Xô viết được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam).

---(Nội dung từ câu 11 đến 40 của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là

A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Xu hướng tư sản.

B. Xu hướng vô sản.

C. Xu hướng cải cách.

D. Xu hướng bạo động.

Câu 3. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919).

B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).

C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).

D. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 5. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

C. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

D. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

Câu 6. Cho các nhận định sau:

1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

Phần II. Tự luận

Câu 1 (3 điểm). Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 (4 điểm). Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm 

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-A

6-D

---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Người khởi xướng và thực hiện cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật?

A. Sô gun.                               

B. Thiên Hoàng Minh Trị.    

C. Ca tai a ma Xen.         

D. Chulalongcon

Câu 2 Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp:

 A. Nông dân.               

B. Tiểu tư sản.                            

C. Tư sản.             

D. Công nhân.

Câu 3 “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” là nội dung cơ bản trong học thuyết nào của Tôn Trung Sơn:

A. Tam cương.                       

B. Tam tòng, tứ đức               

C. Phân quyền tam lập.   

D. Tam dân.

Câu 4 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kẻ hung hăng hiếu chiến nhất trong cuộc chạy đua giành thuộc địa là

A. Đế quốc Đức.                    

B. Thực dân Anh                   

C. Thực dân Pháp     

D. Đế quốc Mĩ

Câu 5 Người tiến hành nhiều cải cách, đưa Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa  là

A. Rama IV.       

B. Rama V.                 

C. Rama VI.                       

D. Rama VII.

Câu 6 Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben gan (7/1905) dựa trên cơ sở

A. Địa lí.                    

B. Tôn giáo.          

C. Kinh tế.          

D. Ý A, B, C. 

Câu 7 Chủ nghĩa đế quốc Nhật có đặ điểm:

A. Quân phiệt hiếu chiến.          

B. Quân phiệt phong kiến.  

C. Phong kiến quân phiệt.   

D. Thực dân.

Câu 8 Hiệp ước Nam Kinh giữa triều đình Mãn Thanh với thực dân Anh đã làm cho Trung Quốc trở thành nước

A. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến.    

B. Thuộc địa.     

C. Độc lâp, tự chủ .                   

D. Lệ thuộc.

Câu 9 Nước nào ở Đông Nam Á trở thành thuộc địa sớm nhất của các nước Âu - Mĩ

A. Việt Nam.              

B. Inđônêxia                    

C. Thái lan.                          

D. Philippin. 

Câu 10 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hai nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập của mình

A. Angiêri, Ai Cập.               

B. Xu đăng, Êtiôpia.    

C. Êtiôpia, Libêria.        

D. Angiêri, Libêria. 

Câu 11 Nước nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập của mình vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

A. Việt Nam.              

B. Inđônêxia                     

C. Tháilan.                           

D. Philippin.

Câu 12 Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là:

A. Giành giật thuộc địa.     

B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát. 

C. Hai khối quân sự đối lập. 

D. Sự phát triển không đồng đều 

Câu 13 Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. Quang Tự.             

B. Phổ Nghi.    

C. Lưu Bị.                 

D. Tần Thủy Hoàng. 

Câu 14 Nước đầu tiên ở Mĩ Latinh giành được độc lập,lập ra nước cộng hòa nhưng cuối cùng bị thất bại là

A. Cuba.                     

B. Braxin.                      

C. Ác hen ti na.          

D. Ha-i-ti.

Câu 15 Ở cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của

A. Anh.                      

B. Pháp.                        

C. Mĩ.                         

D. Nhật

B. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nguyên nhân, kết quả của cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc? Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 2 (2,0 điểm). Nguyên nhân sâu xa, duyên cớ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

C

D

A

B

B

C

A

D

C

C

A

B

D

B

 

---(Nội dung đáp án phần tự luận của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm

A. Biến Việt Nam thành thuộc địa.

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.

C. Hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.     

D. Giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.

Câu 2: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?

A. Hội Duy Tân.                                     

B. Phong trào Đông Du.

C. Phong trào Duy Tân.                          

D. Việt Nam Quang phục hội

Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa:

A. Có vị trí địa lí thuận lợi

B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội

C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng

D. Cả 3 đều đúng

Câu 4: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn

B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam

C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào

D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu      

Câu 6: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn?

A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.

B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.

C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.

D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến. 

Câu 7: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.                                 

B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.                  

D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.

Câu 8: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ  

B. Không tán thành con đường cứu nước của họ

C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ

D. Tán thành con đường cứu nước của họ.

Câu 9: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?

A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.

B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.

C. Hình thành cao trào cách mạng.

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng.

Câu 10: Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ

A. Đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.

B. Cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.

C. Cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.


---(Nội dung phần còn lại của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Trắc nghiệm

1. A

2. C

3. D

4. D

5. C

6. C

7. C

8. C

9. A

10. D

11. B

12. C

13. C

14. A

15. B

16. D

17. C

18. C

19. D

20. D

21. D

22. C

23. C

24. C

25. C

         
 

...

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Kiên Lương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF