OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Cầu Giấy

22/03/2021 1.02 MB 153 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210322/923738513100_20210322_111650.pdf?r=9961
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Cầu Giấy, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT CẦU GIẤY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Câu 2: Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1917. Mục đích, ý nghĩa những hoạt động đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  so sánh sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

 

Xu hướng bạo động

Xu hướng cải cách

Giống nhau

+ Xuất phát từ tinh thần yêu nước.

+ Người thực hiện đều là tri thức PK ưu tú, mong muốn giành độc lập cho dân tộc

+ Đều ảnh hưởng luồng tư tưởng mới từ bên ngoài.

+ Theo khuynh hướng DCTS       

Khác nhau

- Dùng vũ lực, vũ trang đánh Pháp, giành độc lập

- Dùng tuyên truyền GD cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt KT, VH-XH

Câu 2: 

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1917.

+ Ngày 5/6/1911, Người xuống tàu sang phương Tây tìm đường cứu nước.

+ Từ 1911 – 1917, Người qua nhiều nước,nhiều châu lục khác nhau. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn thực dân, đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; người lao động cũng bị áp bức bóc lột nặng nề.

+ 12/1917, Người trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

+ Người lãnh đạo tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước tại Pari  

- Mục đích:đòi quyền tự do,dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam

-Ý nghĩa những hoạt đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

 Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

ĐỀ SỐ 2

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?

    A. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.

    B. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.

    C. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.

    D. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.

Câu 2: Trong lĩnh vực quân sự, cuộc duy tân Minh Trị quy định Nhật Bản thực hiện chế độ:

    A. Chế độ trưng binh.                                 B. Chế độ nghĩa vụ quân sự          

    C. Chế độ lao dịch                                      D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa:

    A.  Mĩ và Đức.                    B. Anh và Áo-Hung.          C. Pháp và Đức.                 D. Anh và Đức.

Câu 4: Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đã

    A. làm thất bại âm mưu đánh nhanh của Pháp.

    B. buộc Mĩ phải tham chiến về phe Liên minh.

    C. gây cho Anh nhiều thiệt hại.

    D. mở đầu chiến tranh.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối TK XIX – đầu TK XX?

    A. Phong trào diễn ra đơn lẽ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.

    B. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước.

    C. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.

    D. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc.

Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu là ở

    A. Châu Âu                        B. Châu Á                   C. Châu Phi                      D. Châu Mỹ

Câu 7: Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc gắn liền với                            

    A. đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải.                     B. các cuộc chiến tranh xâm lược.

    C. chú trọng phát triển nông nghiệp.                         D. mua phát minh từ bên ngoài vào.

Câu 8: Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến?                          

    A. Nhâm Ngọ.                    B. Bắc Kinh.                  C. Nam Kinh.                D. Tân Sửu.

Câu 9: Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

    A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

    B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

    C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

    D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam và Cam - pu - chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

    A. Khởi nghĩa Si vô tha.                                         B. Khởi nghĩa Pu–côm-pô. 

    C. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.                                   D. K hởi nghĩa Ong kẹo.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

B

7

B

13

A

19

A

2

A

8

B

14

B

20

C

3

C

9

D

15

D

21

B

4

B

10

C

16

A

22

A

5

D

11

B

17

A

23

B

6

A

12

B

18

A

24

A

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?

    A. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.

    B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.

    C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô.

    D. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.

Câu 2: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

    A. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận.               B. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.

    C. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài.                         D. Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng.

Câu 3: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách:

    A. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.

    B. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

    C. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít.

    D. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu.

Câu 4: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?

    A. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.

    B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.

    C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.

    D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.

Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

    A. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.

    B. Gia Định không có quân triều đình đóng.

    C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.

    D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.

Câu 6: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

    A. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

    B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

    C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

    D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Câu 7: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì:

    A. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.

    B. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực.

    C. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng.

    D. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô.

Câu 8: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

    A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki.

    B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.

    C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.

    D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.

Câu 9: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:

    A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.                      B. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.

    C. Đức tấn công Anh, Pháp.                                   D. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 10: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:

    A. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

    B. Có một nền chính trị độc lập.

    C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.

    D. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

B

7

D

13

D

19

D

2

D

8

C

14

B

20

D

3

B

9

B

15

C

21

C

4

C

10

A

16

D

22

D

5

B

11

A

17

B

23

C

6

B

12

D

18

B

24

D

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

    A. Chỉ hoạt động cầm chừng và địa bàn ở trung du và miền núi.

    B. Chấm dứt hoạt động.

    C. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.

    D. Chỉ hoạt động cầm chừng.

Câu 2: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

   A. Đòi quyền lợi dân tộc.                                  B. Đòi quyền tự do, dân chủ.

   C. Đòi quyền lợi kinh tế.                                  D. Đòi quyền lợi giai cấp.

Câu 3: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

    A. Học sinh, sinh viên.                                               B. Tiểu thương, tiểu chủ.

    C. Chủ các hãng buôn.                                               D. Nhà báo, nhà giáo.

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

    A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.

    B. Thực dân pháp rất chú trọng khai đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

    C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh.

    D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.

Câu 5: Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

    A. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.

    B. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.

    C. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

    D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Câu 6: Đặc điểm của phong trào Cần vương là:

    A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

    B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

    C. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.

    D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

Câu 7: Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?

    A. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến.

    B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.

    C. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.

    D. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài.

Câu 8: Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là giai cấp:

    A. địa chủ phong kiến.                                               B. công nhân.

    C. tư sản.                                                                    D. nông dân.

Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:

    A. Xây dựng.                                                             B. Công nghiệp phục vụ đời sống.

    C. Khai mỏ.                                                                D. Luyện kim.

Câu 10: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:

   A. Tầng lớp tiểu tư sản.                                     B. Tầng lớp địa chủ nhỏ.

   C. Tầng lớp tư sản.                                           D. Giai cấp nông dân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

C

7

A

13

D

19

C

2

C

8

A

14

D

20

D

3

C

9

C

15

B

21

A

4

C

10

D

16

C

22

A

5

D

11

A

17

B

23

C

6

D

12

D

18

B

24

A

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:

    A. Đức tấn công Liên Xô.                                       B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.

    C. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.                       D. Đức tấn công Anh, Pháp.

Câu 2: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

    A. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.

    B. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.

    C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.

    D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki.

Câu 3: Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng, Ông đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ?

    A. Phan Văn Trị.                                                      B. Nguyễn Trường Tộ.

    C. Phạm Văn Nghị.                                                  D. Nguyễn Trị Phương.

Câu 4: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã:

    A. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.

    B. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.

    C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp.

    D. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp.

Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

    A. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.

    B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.

    C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.

    D. Gia Định không có quân triều đình đóng.

Câu 6: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?

    A. Phe Liên minh.                                             B. Phe Hiệp ước.

    C. Phe Trục .                                                     D. Phe Đồng minh.

Câu 7: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

    A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

    B. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

    C. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

    D. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

Câu 8: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?

    A. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.

    B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.

    C. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.

    D. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?

    A. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngưn cản không cho nhân dân chống Pháp.

    B. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo.

    C. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ.

    D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất.

Câu 10: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là:

    A. Trận Cuốcxcơ.                                           B. Trận công phá Béclin.

    C. Trận Mátxcơva.                                         D. Trận Xtalingrát.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

C

7

A

13

B

2

A

8

D

14

C

3

C

9

B

15

C

4

A

10

D

16

A

5

D

11

D

17

C

6

D

12

A

18

A

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Cầu Giấy. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF