OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

5 Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 có đáp án năm 2017

21/04/2017 1.16 MB 46953 lượt xem 346 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170421/343379033943_20170421_100857.pdf?r=65
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Kỳ thi học kỳ 2 năm học 2016-2017 sắp đến gần, các em đang tìm kiếm tài liệu để ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề? Nhằm giúp các em giải quyết vấn đề này, Hoc247 xin gởi đến các em bộ đề thi thử học kỳ 2 môn Tin học lớp 11. Đề thi có đáp án đi kèm nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu với kết quả làm bài của mình. Tài liệu thực sự hữu ích cho các em học sinh lớp 11 và quý thầy cô bộ môn Tin học tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

 

 
 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Tin học 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

(Gồm: 12 câu trắc nghiệm; 2 câu tự luận)

Đề số 1

 

PHẦN ITRẮC NGHIỆM (3 đim)

Hãy khoanh tròn ch cái đứng trước câu tr li đúng.

Câu 1: Cú pháp để khai báo biến mảng một chiều trực tiếp là:

  1. Var < tên biến mảng > : array [ Kiểu chỉ số ] of < Kiểu phần tử >;
  2. Type < tên biến mảng > : array  [Kiểu chỉ số ] of < Kiểu phần tử >;
  3. Var < tên biến mảng > : array [ Kiểu phần tử ] of < Kiểu chỉ số >;
  4. Var < tên biến mảng > : array [ Kiểu chỉ số ] : < Kiểu phần tử >;

Câu 2: Trong các khai báo dưới đây khai báo nào sai?

  1. Var M: array[1..5;1..10] of Integer;
  2. Var M: array[1..5,1..10] of Integer;
  3. Var M: array[1...5,1...10] of Integer;
  4. Var M: array[1..5,1..10] of Interger;

Câu 3: Cho 2 xâu kí tự S1:= ‘abcd’ và S2:= ‘ABC’; khi đó S1 + S2 cho kết quả nào?

  1. Abcd                    b. aabbccd                        c. abcdABC                         d. ABCabcd

Câu 4: Phép so sánh xâu S1:= ‘Hoa hoc tro’ và xâu S2:= ‘Hoa Hoc Tro’ nhn kết qu nào?

  1. S1 <> S2             b. S1  > S2                       c. S1 < S2                          d. S1 = S2

Câu 5: Câu lnh nào trong các câu lnh sau không dùng để gán giá tr cho trường ca bn ghi A? (Vi bn ghi A có 3 trường là Hoten, Lop, Diem)

  1. Readln(A.Diem);
  2. A.Ten:= ‘Nguyen Khanh Chi’
  3. A.Lop:= ‘11B1’                 
  4. S:=A.Diem;

Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  1. Hai biến bản ghi có thể gán được cho nhau.
  2. Hai biến bản ghi cùng kiểu có thể gán được cho nhau.
  3. Biến bản ghi có thể nhận bất kì kiểu dữ liệu nào.
  4. Các thao tác đọc, ghi biến bản ghi giống như các loại biến khác.

Câu 7: Trong các khai báo sau, khai báo nào không đúng?

a.  Var f: text..;                          b. Var f: text.      c. Var f: text;      d. Var f, f1: text..;

Câu 8: Trong tập tin dạng văn bản thủ tục nào dưới đây được sử dụng để gán tên file cho biến?

  1. Write(Biến file);                             
  2. Rewrite(Biến file);
  3. Assing(Biến file, tên file);
  4. Assign(Biến file, tên file);

Câu 9:  Để khai báo biến tệp dạng văn bản ta sử dụng cú pháp nào?

a. Var  < Danh sách biến >: tExt;

b. Var  < Danh sách biến >: txt;

c. Var  < Danh sách biến >: txet;

d. Var < Danh sách biến >: string;

Câu 10: Câu lnh nào dưới đây dùng để gán tên file “SOLIEU.DAT” cho biến file F1?

  1. Assign(F1, SOLIEU.DAT);
  2. Assign(F1, ‘SoLIEU.Dat’);
  3. Assign(F1, SoLIEU.Dat’);
  4. Assign(F1 ‘SoLIEU.Dat’);

Câu 11: T khóa khai báo hàm là:

a. Functiom                               b. Procedure                c. Function                       d. Proceduce

Câu 12: Phần khai báo chương trình con được đặt ở đâu trong chương trình chính?

a.  Đặt sau từ khóa Type.

b.  Đặt sau từ khóa Const.

  1. Đặt cuối chương trình chính.
  2. Đặt sau phần khai báo biến

PHẦN II: THỰC HÀNH (7 đim)

Câu 13:

Viết chương trình nhập vào 2 xâu kí tự, đưa ra màn hình xâu có độ dài ngắn hơn?

Câu 14:

Một đoàn tầu gồm có 6 toa (Toa 1 có 7 hành khách; Toa 2 có 17 hành khách; Toa 3 có 11 hành khách; Toa 4 có 7 hành khách; Toa 5 có 9 hành khách; Toa 6 có 7 hành khách). Em hãy viết chương trình:

  • Tính số hành khách trung bình của đoàn tầu này?
  • Đếm số toa có số lượng hành khách lớn hơn số lượng hành khách trung bình của cả đoàn tầu.

 

------- Hết -------

ĐÁP Á THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1

 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 đim)

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

a

0,25

Câu 7

c

0,25

Câu 2

b

0,25

Câu 8

d

0,25

Câu 3

c

0,25

Câu 9

a

0,25

CÂU 4

D

0,25

CÂU 10

B

0,25

Câu 5

a

0,25

Câu 11

c

0,25

Câu 6

b

0,25

Câu 12

d

0,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II: T LUẬN (7 đim)

Câu 13: (2 đim)

PROGRAM SO_SANH;

VAR s1, s2: string;

BEGIN

Writeln(‘Nhap vao xau thu nhat:’); Readln(s1);

Writeln(‘Nhap vao xau thu nhat:’); Readln(s2);

If length(s1) < length(s2) then Write(‘Xau ngan hon la:’,s1)

                                          Else Write(‘Xau ngan hon la:’,s2);

Readln

END.

Câu 14: (5 đim)

PROGRAM HANH_KHACH;

Type A = array[1..15] of real;

VAR  TOA: A;

           Dem, i, N: Byte;            Tong, TB: real;

BEGIN

Writeln(‘Nhap vao so ngay:’); Readln(N);

Tong:=0;

For i:=1 to N do

                      Begin

                                                Write(‘Nhap so luong hanh khach o toa ’,i,’:’);

                                                Readln(TOA[i]);              Tong:=Tong+TOA[i];

                                End;

TB:=Tong/N;   Dem:=0;

For i:= 1 to N do

                   If TOA[i] > TB then Dem:=dem+1;

Writeln(’ So hanh khach trung binh cua ’,N,’ la: TB:3:3);

Writeln(‘So toa co so luong nguoi cao hon luong nguoi trung binh la:’,Dem);

Readln

END.

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Tin học 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

 

Đề số 2

 

Câu 1:  Khẳng định nào sau đây là đúng?
    A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó. 
    B. Biến toàn bộ chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.                    
    C. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.           
    D. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
Câu 2:  Với a, b là 2 số thực, để tính tổng của chúng, ta viết thủ tục với a,b điều là tham trị. Vậy tên phần đầu nào được xây dựng sau đây là đúng?
    A. Procedure Tong (a , b : Real):Real;              B. Procedure Tong (a , b : Real);                             
    C. Procedure Tong (Var a:Real; Var b : Real);  D. Procedure Tong (Var a , b : Real) : Real;
Câu 3:  Để hoàn thành việc ghi dữ liệu vào tệp f, ta cần phải có câu lệnh đóng tệp. Vậy để đóng tệp f ta viết
    A. Exit(f);                    B. Stop(f);                    C. Rewrite(f);               D. Close(f);
Câu 4:  Kiểu dữ liệu nào của hàm chỉ có thể là
    A. Integer; Real, char, boolean, string.             
    B. Boolean, Word.      
    C. Integer; Real, char, array, reacord.              
    D. Record, Byte.                                             
Câu 5:  Chương trình con có hai loại là 
    A. Hàm và thủ tục.                                          B. Hàm và biểu thức.   
    C. Thủ tục và hằng.                                         D. Hằng và biến.
Câu 6:  Cho các thủ tục sau:
    (1) ASSIGN(F, ’D:\HOCHIMINH.DOC’);
    (2) CLOSE(F);
    (3) READ(F,A,B,C);
    (4) RESET(F);
Chọn thứ tự Đọc tệp đúng?
    A. (4) - (1) -  (3) - (2)                                                                       B. (1) - (4) -  (3) - (2)        
    C. (1) - (2) -  (3) - (4)                                                                       D. (1)  - (3) -  (2) - (4)
 
Câu 7:  Giả sử ta có hàm Min(X,Y)  để tìm số nhỏ hơn trong hai số X và Y. Cần sử dụng hàm Min trên như thế nào để tìm được số nhỏ nhất trong ba số 19, 5, 1890 ?
    A. Min(19, Min(5,1890));                                B. Min(Max(19,5),1890);  
    C. Min(5,Max(4,1890));                                   D. Min(19,5,1890);
Câu 8:  Khi muốn viết một chương trình con, không cần trả về giá trị thông qua tên của nó ta nên dùng
    A. thủ tục.                                                       B. chương trình con.    
    C. chương trình chính.                                     D. hàm.
Câu 9:  Tệp mà dữ liệu của nó được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII được gọi là
    A. tệp truy cập tuần tự.                                    B. tệp văn bản.            
    C. tệp có cấu trúc.                                           D. tệp truy cập trực tiếp.
Câu 10:  Nếu hàm Eof (); cho giá trị bằng True thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
    A. cuối dòng;               B. đầu dòng;                C. cuối tệp;                  D. đầu tệp;
Câu 11: Từ khóa khai báo hàm là:

A. Functiom                       B. Procedure                C. Function                       D. Proceduce
Câu 12:  Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tên biến tệp văn bản?
    A. Var f=text;               B. Var g: byte;             C. Var g: Text;             D. Var f:String;
Câu 13:  Lệnh gọi hàm Mu10(5); thì 5 được gọi là
    A. tham trị.                  B. tham số thực sự.      C. tham biến.               D. tham số hình thức.
Câu 14:  Để phân biệt giữa tham biến và tham trị trong NNLT Pascal, trước tham biến người ta dùng từ khóa
    A. Var                         B. Type                       C. Function                      D. Const
Câu 15:  Số lượng phần tử của tệp
    A. không được lớn hơn 255 ký tự.                   
    B. không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.                       
    C. không được lớn hơn 210 ký tự.                                                                                                     
    D. phải được khai báo trước.
Câu 16:  Muốn khai báo x là tham số giá trị và y, z đều là tham số biến (x, y, z thuộc kiểu Byte) trong thủ tục sau thì khai báo nào sau đây là đúng?
   A.   Procedure THPTLocphat(x: Byte; y: Byte; z: Byte);                        
   B. Procedure THPTLocphat(var y: Byte; x: Byte; z: Byte);                   
   C. Procedure THPTLocphat(x: Byte; Var y: Byte; z: Byte);                  
   D. Procedure THPTLocphat(x: Byte; Var y, z: Byte);
Câu 17:  Câu lệnh dùng thủ tục đóng tệp có dạng
    A. Close();                   B. Stop();     C. Close();     D. Close();
Câu 18:  Phát biểu nào sau đây là đúng?
    A. Tham trị có thể bị thay đổi giá trị nếu như trong chương trình có lệnh làm thay đổi giá trị của nó;                                  
    B. Tham biến có thể bị thay đổi giá trị nếu như trong chương trình có lệnh làm thay đổi giá trị của nó;                                  
    C. Tham trị chỉ có thể nhận các biến;               
    D. Tham biến có thể nhận các giá trị như: biến, hằng số, biểu thức;
Câu 19:  Cho đoạn chương trình con sau:
    Function sochan(var a:integer):boolean; 
    Begin                                                                
    If a mod 2=0 then sochan:=true else sochan:=false; 
End; 
Phát biểu nào sau đây là sai?
    A. Chương trình con trên trả về giá trị true khi a là số chẵn;                
    B. Chương trình trên là thủ tục;                       
    C. Chương trình con trên là hàm;                    
    D. a là tham biến;
Câu 20:  Cho các chương trình con: Exp(x); Abs(x); Length(s1,s2) ; đó là các
    A. chương trình chính.                                     B. hàm.                       
    C. thủ tục chuẩn.                                             D. thủ tục.
Câu 21:  Các biến được khai báo ở phần khai báo của chương trình chính được gọi là:
    A. Biến toàn cục                                              B. Biến toàn phần        
    C. Biến toàn bộ                                               D. Biến cục bộ
Câu 22:  Thủ tục Rewwirte(); có công dụng để
    A. đóng biến tệp.                                             B. mở tệp để ghi dữ liệu.   
    C. mở tệp để đọc dữ liệu.                                 D. gán tên tệp cho biến tệp.
Câu 23:  Giả sử biến tệp G đã được gán tên là: ‘LocPhat_BaoLoc.Doc’. Dùng thủ tục nào sau đây để mở tệp G để đọc dữ liệu?
    A. Rewrite(G);                                                 B. Reset(G, ‘LocPhat_BaoLoc.Doc’); 
    C. Reset(G);                                                    D. Reset(‘LocPhat_BaoLoc.Doc’,G);
Câu 24:  Cho các thủ tục sau:
    (1) CLOSE(F);
    (2) ASSIGN(F, ’D:\BAOLOC.DOC’);
    (3) REWRITE(F);
    (4) WRITE(F,A,B,C);
    Chọn thứ tự Ghi tệp đúng?
    A. (2) - (3) -  (4) - (1)                                                                       B. (1) - (2) -  (3) - (4)        
    C. (4) - (1) -  (3) - (2)                                                                       D. (1) - (3)-  (2) - (4)
Câu 25:  Để gán một tệp có tên là Xitrum.txt cho biến tệp f, ta phải gõ lệnh
    A. Assign( ’D:\Xitrum’ ,f);                                 B. Assign( ’Xitrum.txt’ ,f);  
    C. Assign(f,Xitrum.txt);                                                                       D. Assign(f, ’Xitrum.txt’ );
Câu 26:  Điều nào sau đây là Sai khi nói về dữ liệu kiểu tệp?
    A. Một bài hát được lưu trên USB được xem như là dữ liệu kiểu tệp;   
    B. Dung lượng của dữ liệu kiểu tệp phụ thuộc vào dung lượng đĩa cứng.    
    C. Sẽ bị mất sau khi thực hiện chương trình.    
    D. Không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện.
Câu 27:  Dòng đầu của Hàm có dạng nào trong các dạng sau:
    A. FUNCTION < tên hàm > [ ( < danh sách tham số > ) ] ;                     
    B. FUNCTION [ ( < danh sách tham số > ) ] ;                         
    C. FUNCTION < tên hàm >  [ ( < danh sách tham số > ) ] : kiểu dữ liệu ;
    D. PROCEDURE < tên hàm >  [ ( < danh sách tham số > ) ] : kiểu dữ liệu ;
Câu 28:  Hai thao tác cơ bản với tệp đó là:
    A. Đọc và xóa tệp        B. Xóa và ghi tệp         C. Đóng và xóa tệp      D. Đọc và ghi tệp
Câu 29:  Cấu trúc chương trình con gồm có
    A. phần đầu, phần thân;                                                                       B. phần đầu, phần khai báo; 
    C. phần đầu, phần khai báo và phần thân;         D. phần khai báo, phần thân;
Câu 30:  Điều nào sau đây là sai  khi nói về thủ tục?
    A. Một thủ tục có thể được sử dụng nhiều lần trong chương trình;        
    B. Thủ tục là chương trình con;                       
    C. Thủ tục luôn luôn trả về một giá trị cụ thể;  
    D. Thủ tục là được khai báo bằng từ khóa Procedure ;
Câu 31:  Cho đoạn chương trình sau:
    Var g:text;
    i:integer;
    Begin
    Assign(g, ‘D:\DOREMON.txt’); 
    Rewrite(g);
    For i:=1 to 15 do  if i mod 2 <> 0 then write(g, i);
    Close(g);  
End.
Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DOREMON.txt’ gồm những phần tử
    A. 2;4;6;8;10;12;14.      B. 1;3;5;7;9;11.      C. 1;3;5;7;9;11;13;15.               D. 4; 6; 8;10;12;14.
Câu 32:  Cho các chương trình con: Clrcsr; Rewrite(biến tệp); Write/Writeln; Read/Readln;  đó là các
    A. hàm chuẩn.              B. hàm.                        C. Chương trình chính.     D. thủ tục.
Câu 33:  Giả sử ta có chương trình con khai báo như sau:
    Var x: Integer;
    Procedure THIHK2 (a:integer; var b: Integer);
Lời gọi thủ tục nào sau đây là đúng:
    A. THIHK2(x,2015) ;                                       B. THIHK2(2015,2015) ;       
    C. THIHK2(2015,2014) ;                                 D. THIHK2(2015,x) ;
Câu 34:  Phần đầu khai báo Thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá?
      A. Program             B. Function                       C. Var                                      D. Procedure
Xét chương trình sau, để trả lời các câu hỏi từ câu 35 đến câu 40.
          Program Thihocky2;
Var m,n: Integer;
Procedure Thihk(var x: Integer; y: Integer);
   Var Temp: Integer;
   Begin
            Temp:=x; 
x:=y; 
y:=Temp; 
y:=y + 1890;
   End;
BEGIN
          m:=19; n:=5;            
Thihk(m,n);
          Write(m:4, n:4);  {Xuat ra man hinh}
Readln
END.
Câu 35: Kết quả khi in lên màn hình là
  A. 5    5                         B. 19   5                           C.19   19                D.  1895  5
Câu 36: Trong chương trình trên biến cục bộ là
A. Temp, m,n                B. Temp                           C. m,n                              D. x, y, Temp
Câu 37: Trong chương trình trên biến toàn cục là
A. Temp, x, y                B. Temp                           C. m,n                              D. x, y
Câu 38: Trong chương trình trên
A. x là tham trị, y là tham biến;                              B. x,y đều là tham biến;
C. x là tham biến, y là tham trị;                              D. x,y đều là tham trị;
Câu 39: Trong chương trình trên, tham số hình thức là
A. a, b                           B. Temp                           C. m,n                              D. x, y
Câu 40: Trong chương trình trên, nếu như ta thực hiện thay đổi dòng Procedure Thihk(var x: Integer; y: Integer);  bằng Procedure Thihk(var x,y: Integer); thì kết quả in lên màn hình là:
A. 5       19             B. 19         5                     C. 5       1909                   D. 1909          5

------- Hết -------

ĐÁP ÁĐỀ SỐ 2

1. A           2. B             3. D            4. A              5. A            6. B            7. A           8. A   
9. B           10. C          11. C           12. C           13. B           14. A           15. B          16. D           
17. D          18. B          19. B           20. B           21. A           22. B           23. C          24. A
25. D          26. C           27. C           28. D           29. C          30. C           31. C          32. D 
33. D           34. D          35. A            36. B           37. C          38. C           39. D          40. C

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một số đề trong Bộ 5 đề thi thử môn Tin học 11 học kỳ 2. Để tham khảo đầy đủ và chi tiết hơn các đề thi còn lại, các em có thể chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang Hoc247.net để tải về tải liệu về máy nhé.
Trước khi thử sức với bộ đề thi này, các em muốn củng cố lại kiến thức đã học thì có thể tham khảo thêm tài liệu: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2017

Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF