OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 1 trang 7 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 1 trang 7 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3;

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c) C là tập hợp tên các tháng của Quý II (biết một năm gồm bốn quý);

d) D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

- Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;” (đối với trường hợp các phần tử là số). Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu \(x \in A\), đọc là “ x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là \(y \notin A\), đọc là “y không thuộc A”.

- Có 2 cách viết tập hợp:

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Lời giải chi tiết

a) Quan sát Hình 3, ta thấy các hình (ta đã được học ở Tiểu học) theo thứ tự từ trái qua phải là: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang.

Do đó ta viết tập hợp A là:

A = {hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang}.

b) Ta thấy các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG" là: N; H; A; T; R; A; N; G, trong đó các chữ cái N; A xuất hiện hai lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).

Do đó ta viết tập hợp B là:

B = {N; H; A; T; R; G}.

c) Ta đã biết một năm gồm bốn quý, mỗi quý gồm ba tháng liên tiếp nhau (tính từ tháng đầu tiên của năm) như sau:

Quý I: tháng 1; tháng 2; tháng 3

Quý II: tháng 4; tháng 5; tháng 6

Quý III: tháng 7; tháng 8; tháng 9

Quý IV: tháng 10; tháng 11; tháng 12

Do đó, ta viết tập hợp C gồm tên các tháng của Quý II là:

C = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}.

d) Quan sát Hình 4, ta thấy tên các nốt nhạc theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là: Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si.

Do đó ta viết tập hợp D như sau:

D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}.

-- Mod Toán 6 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 1 trang 7 SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 - CD HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Nguyen Ngoc

    Cho biết X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20. Viết tập hợp X bằng hai cách.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Vàng

    Thực hiện viết tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 50 và không lớn hơn 57.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    thu thủy

    Cho biết tập hợp là A = {x ∈ ℕ|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF