OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Bài 10: Cấu trúc lặp


Nội dung bài học Bài 10: Cấu trúc lặp dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán và biết cách sử dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước bằng câu lệnh for … do … .Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài học.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lặp

Với a là số nguyên và a > 2, xét các bài toán sau đây:

Bài toán 1. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng

\(S= \frac{1}{a}+\frac{1}{a+1}+\frac{1}{a+2}+...+\frac{1}{a+100}\)

Bài toán 2. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng

\(S= \frac{1}{a}+\frac{1}{a+1}+\frac{1}{a+2}+...+\frac{1}{a+N}+...\)

 cho đến khi \(\frac{1}{a+N}< 0,0001.\)

Nhận xét:

  • Với cả hai bài toán, dễ thấy cách để tính tổng S có nhiều điểm tương tự:
    • Xuất phát, S được gán giá trị \(\frac{1}{a}\);
    • Tiếp theo, cộng vào tổng S một giá trị \(\frac{1}{a+N}\) với N = 1, 2, 3, 4, 5,…
    • Việc cộng này được lặp lại một số lần.
      • Đối với bài toán 1, số lần lặp là 100 và việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi đã thực hiện việc cộng 100 lần.
      • Đối với bài toán 2, số lần lặp chưa biết trước nhưng việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi điều kiện \(\frac{1}{a+N}< 0,0001\) được thoả mãn.

Tóm lại: 

  • Trong một số thuật toán có những thao tác phải thực hiện lặp đi lặp lại một số lần. Một trong các đặc trưng của máy tính là có khả năng thực hiện hiệu quả các thao tác lặp.
  • Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp và được phân biệt hai loại là lặp với số lần biết trướclặp với số lần chưa biết trước.
  • Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc điều khiển lặp.

1.2. Lặp có số lần lặp biết trước và câu lệnh for-do

Có hai thuật toán Tong_1aTong_1b để giải bài toán 1 như sau:

Thuật toán Tong_1a:

  • Bước 1. S \(\leftarrow\) 1/a; N \(\leftarrow\) 0;             {Khởi tạo S và N}
  • Bước 2. N \(\leftarrow\) N + 1;
  • Bước 3. Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5;
  • Bước 4. S \(\leftarrow\) S + 1/(a + N) rồi quay lại bước 2;
  • Bước 5. Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

Thuật toán Tong_1b:

  • Bước 1. S \(\leftarrow\) 1/a; N \(\leftarrow\) 101;         {Khởi tạo S và N}
  • Bước 2. N \(\leftarrow\) N – 1;
  • Bước 3. Nếu N < 1 thì chuyển đến bước 5;
  • Bước 4. S \(\leftarrow\) S + 1/(a + N) rồi quay lại bước 2;
  • Bước 5. Đưa S ra màn hình rồi kết thúc.

Một số lưu ý:

  • Số lần lặp của cả hai thuật toán trên là biết trước và như nhau (100 lần).
  • Trong thuật toán Tong_1a, giá trị N khi bắt đầu tham gia vòng lặp là 1 và sau mỗi lần lặp N tăng lên 1 cho đến khi N > 100 (N = 101) thì kết thúc lặp (thực hiện đủ 100 lần) \(\Rightarrow\) Cách lặp trong thuật toán Tong_1adạng tiến.
  • Trong thuật toán Tong_1b, giá trị N bắt đầu tham gia vòng lặp là 100 và sau mỗi lần lặp N giảm đi 1 cho đến khi N < 1 (N = 0) thì kết thúc lặp (thực hiện đủ 100 lần) \(\Rightarrow\) Cách lặp trong thuật toán Tong_1bdạng lùi.

a.  Cấu trúc lặp với số lần biết trước

Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước, Pascal dùng câu lệnh for-do với hai dạng tiến và lùi như sau:

  • Dạng lặp tiến: 

for < biến đếm > := < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >; 

  • Dạng lặp lùi:

for < biến đếm > := < giá trị cuối > downto < giá trị đầu > do < câu lệnh >; 

Trong đó:

  • Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên.
  • Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.
  • Hoạt động của lệnh for-do:
    • dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
    • dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với giá trị của biến đếm từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

Chú ý 1: Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do không được thay đổi giá trị biến đếm.

b. Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Sau đây là hai chương trình cài đặt các thuật toán Tong_1a Tong_1b.

Chương trình cài đặt thuật toán Tong_1a:

program Tong_1a;

uses crt;

var S: real;

       a, N: integer;

begin

clrscr;

write('Hay nhap gia tri a vao!');

readln(a);

S:=1.0/a;          {Buoc 1}

for N:= 1 to 100 do             Buoc 2, Buoc 3}

                       S:= S+1.0/(a+N);      {Buoc 4}

writeln('Tong S la: ', S:8:4);            {Buoc 5}

readln

end.

Chương trình cài đặt thuật toán Tong_1b:

program Tong_1b;

uses crt;

var S: real;

       a, N: integer;

begin

clrscr;

write ('Hay nhap gia tri a vao!');

readln(a);

S:=1.0/a;             {Buoc 1}

for N:= 100 downto 1 do            {Buoc 2 va Buoc 3}

                       S:= S+1.0/(a+N);      {Buoc 4}

writeln('Tong S la: ', S:8:4);                {Buoc 5}

readln

end.

Ví dụ 2. Chương trình sau thực hiện việc nhập từ bàn phím hai số nguyên dương M và N ( M < N ), tính và đưa ra màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N.

Chương trình cài đặt:

program Vi_du_2;

uses crt;

var M, N, I: integer;

        T: longint;

begin

       clrscr;

       writeln('Nhap so M nho hon N');

       write('M = '); readln(M);

       write('N = '); readln(N);

       T:= 0;

for I:= M to N do

              if(I mod 3 = 0) or (I mod 5 = 0) then

                              T:=T+I;

       writeln('KET QUA: ', T);

       readln

end.

1.3. Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while-do

Thuật toán Tong_2:

  • Bước 1. S \(\leftarrow\) 1/a; N \(\leftarrow\) 0;      {Khởi tạo S và N}
  • Bước 2. Nếu 1/(a  + N) < 0,0001 thì chuyển đến bước 5;
  • Bước 3. N \(\leftarrow\) N + 1;
  • Bước 4. S \(\leftarrow\) S + 1/(a + N) rồi quay lại bước 2.
  • Bước 5. Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc

Như vậy, việc lặp với số lần chưa biết trước sẽ chỉ kết thúc khi một điều kiện cho trước được thoả mãn.

a. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước

Để mô tả cấu trúc lặp như vậy, Pascal dùng câu lệnh while-do có dạng:

                  while < điều kiện > do < câu lệnh >;

Trong đó:

  • Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc lôgic;
  • Câu lệnh là một câu lệnh của Pascal.

Việc thực hiện lệnh while-do được thể hiện trên sơ đồ ở hình 1 dưới đây:

Hình 1. Sơ đồ lặp với số lần lặp chưa biết trước

b. Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 3. Sau đây là chương trình cài đặt thuật toán Tong_2.

Hình 2. Sơ đồ khối của thuật toán Tong_2

program Tong_2;

uses crt;

var S: real;

              a, N: integer;

begin

write ('Hay nhap gia tri a vao!');

readln(a);

S:= 1.0/a; N:= 0;       {Buoc 1}

while not (1/(a+N)<0.0001) do             {Buoc 2}

begin

N:= N+1;                             {Buoc 3}

S:= S+1.0/(a+N);         {Buoc 4}

end;

writeln('Tong S la: ', S: 8: 4);         {Buoc 5}

readln

end.

Ví dụ 4. Tìm ước chung lớn nhất (UCLN) của hai số nguyên dương M và N.

Thuật toán tìm ước chung lớn nhất:

  • Bước 1. Nhập M, N;
  • Bước 2. Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm UCLN rồi chuyển đến bước 5;
  • Bước 3. Nếu M > N thì M \(\leftarrow\) M - N rồi quay lại bước 2;
  • Bước 4. N \(\leftarrow\) N - M rồi quay lại bước 2;
  • Bước 5. Đưa ra kết quả UCLN rồi kết thúc.

Hình 3. Sơ đồ khối của thuật toán tìm ước chung lớn nhất

Chương trình sau thể hiện thuật toán tìm ước chung lớn nhất:

program UCLN;

uses crt;

var M,N:integer;

begin

       clrscr;

       write('M, N = ');

       readln(M,N);

       while M <> N do

                       if M > N then M:= M-N else N:= N-M;

       writeln('UCLN = ', M);

       readln

end.

Chú ý 2: Các câu lệnh trong vòng lặp thường được lặp lại nhiều lần, vì vậy để tăng hiệu quả của chương trình thì những thao tác không cần lặp lại nên đưa ra ngoài vòng lặp. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 10 Tin học 11

Sau khi học xong Bài 10: Cấu trúc lặp, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Các ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc lặp.
  • Các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp:
    • Lặp với số lần biết trước;
    • Lặp với số lần không biết trước.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3. Hỏi đáp Bài 10 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF