OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Phạm Kiệt

45 phút 30 câu 29 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 164141

    Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

    • A. Bóng đái
    • B. Phổi
    • C. Thận
    • D. Dạ dày
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 164161

    Bộ xương người được chia thành những nhóm xương nào?

    • A. Đầu, mình, ngực.
    • B. Đầu, thân, chân và tay.
    • C. Đầu, chân và tay.
    • D. Đầu, cổ, bụng.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 164169

    Xương dài có đặc điểm là?

    • A. Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
    • B. Không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng
    • C. Xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.
    • D. Cả A và C.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 164173

    Để chống mỏi cơ, cần phải làm gì?

    • A. Hạn chế sự ứ đọng khí cacbônic trong cơ thể.
    • B. Thường xuyên luyện tập thể dục thế thao để rèn luyện cơ.
    • C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
    • D. Cả B và C.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 164194

    Mô liên kết gồm những thành phần nào?

    • A. Các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.
    • B. Các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
    • C. Các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
    • D. Các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 164197

    Mô thần kinh có cấu tạo như thế nào?

    • A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
    • B. Gồm các tế bào thần kinh gọi là các nơron và các tế bào thần kinh đệm
    • C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
    • D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 164202

    Đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với động vật (ở lớp Thú) là gì?

    • A. Cơ mông ít phát triển
    • B. Cơ bắp chân phát triển.
    • C. Cơ vận động ngón tay ít phát triển.
    • D. Tay có ít cơ phân hoá.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 164206

    Để xương phát triển cần chú ý?

    • A. Lao động vừa sức.
    • B. Rèn luyện thế dục thể thao.
    • C. Cần lưu ý tư thế ngồi và mang vác.
    • D. Cả A, B và C.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 164211

    Bộ xương người có những đặc điểm tiến hoá nào thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động?

    • A. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở.
    • B. Cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở.
    • C. Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.
    • D. Cả A và B.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 164218

    Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng có vai trò gì?

    • A. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản.
    • B. Tổng hợp các chất hữu cơ.
    • C. Tạo ra năng lượng cho cơ co.
    • D. Cả A và C.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 164222

    Sợi cơ có cấu tạo như thế nào?

    • A. Nhiều bó cơ.
    • B. Nhiều tơ cơ.
    • C. Nhiều sợi cơ.
    • D. Tơ cơ mảnh.
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 164229

    Tại sao nói xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc?

    • A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.
    • B. Trong xương có tủy xương và chất hữu cơ.
    • C. Kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng.
    • D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 164234

    Tính chất của cơ là gì?

    • A. Co và dãn
    • B. Có khả năng co
    • C. Có khả năng giãn
    • D. Bám vào hai  xương
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 164236

    Cơ co khi nào?

    • A. Có kích thích của môi trường
    • B. Chịu tác động của hệ thần kinh
    • C. Tơ cơ xuyên sâu vào vùng phân bố
    • D. Cả A và B
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 164242

    Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

    • A. Hệ tuần hoàn
    • B. Tất cả các phương án còn lại
    • C. Hệ vận động
    • D. Hệ hô hấp
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 164249

    Mô biểu bì có đặc điểm gì?

    • A. Gồm các cấu trúc có cùng chức năng.
    • B. Gồm các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
    • C. Gồm các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
    • D. Gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 164255

    Cơ vân có đặc điểm như thế nào?

    • A. Các tế bào dài, có nhiều nhân, có vân ngang.
    • B. Tế bào có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
    • C. Tế bào phân nhánh, có 1 nhân và nối với nhau bằng các đĩa nối.
    • D. Tế bào ngắn, không có nhân.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 164259

    Sụn đầu xương có tác dụng gì?

    • A. Làm cho xương lớn lên về bề ngang.
    • B. Sinh hồng cầu.
    • C. Giảm ma sát.
    • D. Chịu áp lực.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 164268

    Tuỷ đỏ trong xương có vai trò gì?

    • A. Làm cho xương lớn lên về bề dài.
    • B. Sinh hồng cầu.
    • C. Giảm ma sát phía trong xương.
    • D. Chịu áp lực bên trong xương.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 164277

    Yếu tố nào ảnh hưởng đến công của cơ?

    • A. Cường độ lao động.
    • B. Trạng thái thần kinh.
    • C. Hoạt động của hệ nội tiết.
    • D. Cả A và B.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 164280

    Vai trò của khoang xương trẻ em là gì?

    • A. Giúp xương dài ra.
    • B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang.
    • C. Chứa tuỷ đỏ, là nơi sản sinh hồng cầu.
    • D. Nuôi dưỡng xương.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 164285

    Khớp động có chức năng gì?

    • A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
    • B. Đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng.
    • C. Hạn chế hoạt động của các khớp.
    • D. Tăng khả năng đàn hồi.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 164294

    Mô là gì?

    • A. Tập hợp các cấu trúc có cùng chức năng.
    • B. Tập hợp các cấu trúc trong tế bào có cấu tạo gần giống nhau.
    • C. Tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
    • D. Tập hợp các tế bào có chức năng bảo vệ.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 164374

     Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?

    • A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
    • B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
    • C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
    • D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 164380

    Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố?

    • A.  5 yếu tố
    • B. 4 yếu tố
    • C. 3 yếu tố
    • D. 6 yếu tố
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 164384

    Cảm ứng là gì?

    • A. Là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
    • B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
    • C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
    • D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 164417

    Một người giơ tay với chùm nhãn nhưng không chạm tới, người này bèn kiễng chân lên để hái. Ví dụ minh hạo trên là của hình thức nào?

    • A. Vòng phản xạ.
    • B. Cung phản xạ
    • C. Phản xạ không điều kiện.
    • D. Sự thích nghi.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 164425

    Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu?

    • A. Bán cầu đại não
    • B. Tủy sống
    • C. Tiểu não
    • D. Trụ giữa
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 164437

    Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm?

    • A. Hình thái
    • B. Tuổi thọ
    • C. Chức năng
    • D. Cấu tạo
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 164445

    Phát biểu nào sau đây là chính xác?

    • A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng.
    • B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược.
    • C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.
    • D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF