OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập chương 4: Sinh sản ở sinh vật


Cùng HOC247 củng cố các kiến thức về sinh sản ở thực vật và động vật như: Sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính trong Chương 4: Sinh sản ở sinh vật của SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức, thông qua nội dung của bài giảng Ôn tập chương 4: Sinh sản ở sinh vật. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát chung

- Sinh sản tạo ra cơ thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới giống với cá thể ban đầu, không có sự đóng góp vật chất di truyền từ cá thể khác. Giúp thực vật tồn tại trong điều kiện sống bất lợi và phát triển trong điều kiện sống thuận lợi.

- Sinh sản hữu tính kết hợp giao tử đực và giao từ cái tạo thành hợp từ phát triển thành cơ thể mới. Tạo ra đa dạng tổ hợp gene giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

1.2. Thực vật

1.2.1. Sinh sản vô tính

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá, ...

- Ví dụ: Sinh sản bằng thân củ ở khoai tây, thân rẽ ở gừng, thân hành ở hành, lá ở cây thuốc bỏng, thân bò ở cây rau má.

- Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn: Giâm cành, chiết cành, ghép, nhân giống invitro

- Sinh sản bằng bào tử ở rêu, dương xỉ.

1.2.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

- Cấu tạo hoa: 

+ Bộ phận sinh sản bao gồm nhị hoa và lá noãn hay còn gọi là nhụy.

+ Trong đó: Nhị hoa gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn; Nhụy cấu trúc gồm 3 phần: núm nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy.

Sơ đồ cấu tạo của hoa đầy đủ

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của hoa đầy đủ

- Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật gồm 3 giai đoạn: Qúa trình hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt và quả.

1.3. Động vật

1.3.1. Hình thức sinh sản vô tính

- Phân đôi: Là hình thức sinh sản mà một cá thể mẹ phân đôi thành 2 cá thể có kích thước gần bằng nhau. Sinh sản bằng hình thức phân đôi gặp nhiều ở loài động vật thuộc ngành ruột khoang: hải quỳ, san hô,...

- Nảy chồi: Là mình thức sinh sản mà chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. Có ở bọt biển, ruột khoang.

Sinh sản bằng nảy chồi ở thuỷ tức

Hình 2. Sinh sản bằng nảy chồi ở thuỷ tức

- Phân mảnh: Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. Gặp ở Giun dẹp, Bọt biển, sao biển.

- Trinh sinh: Là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp.

1.3.1. Các hình thức sinh sản hữu tính

- Đẻ trứng: Trứng được con cái đẻ vào môi trường nước, con được xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Trứng thụ tinh với tinh trùng bên trong cơ thể con cái, sau đó đẻ trứng đã thụ tinh vào môi trường.

- Đẻ trứng thai (noãn thai sinh): Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử được giữ lại và phát triển trong ống dẫn trứng của con cái nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng. Gặp ờ một số lời cá, bò sát và một số lời chân khớp.

- Đẻ con: Trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử trong cơ thể con cái. Hợp tử phát triển trong tử cung nhờ lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Có ở Thú (trừ thú mỏ vịt) và người.

1.3.3. Quá trình sinh sản hữu tính ở người

- Hình thành tinh trùng và trứng.

- Thụ tinh.

- Phát triển phôi thai và đẻ con.

- Điều hòa sinh sản.

1.3.4. Ứng dụng

- Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật: Thụ tinh nhân tạo, thay đổi yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi.

- Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật như: Lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại (X và Y), ...

- Thụ tinh trong ống nghiệm.

- Sinh đẻ có kế hoạch.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: So sánh quá trình sinh sản ở động vật và thực vật?

 

Hướng dẫn giải

Sự khác nhau giữa sinh sản ở động vật và sinh sản ở thực vật:

- Sinh sản vô tính ở thực vật bao gồm hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử.

- Sinh sản vô tính ở động vật bao gồm phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

 

Sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở động vật

Tạo giao tử

Bao phấn tạo giao tử đực.

Bầu nhụy tạo giao tử cái.

Cơ quan sinh dục đực tạo giao tử đực.

Cơ quan sinh dục cái tạo giao tử cái.

Thụ tinh

Thụ tinh kép (xảy ra ở thực vật hạt kín).

Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong.

Phát triển thành hợp tử

Hợp tử trong bầu nhụy, vách bầu hình thành vỏ quả để bảo vệ phôi.

Hợp tử phát triển trong trứng hoặc trong tử cung của con cái hoặc trong túi của con đực.

 

Bài 2: Tại sao trong công tác bảo tồn các cây giống quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ta thường sử dụng phương pháp nhân giống invitro?

 

Hướng dẫn giải

Để bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống in vitro (vi nhân giống). Vì phương pháp này có thể tạo ra số lượng lớn cây con chỉ từ một phần của cơ thể loài thực vật, giúp bảo tồn bộ gene của loài. Phương pháp này có thể kiểm soát được các yếu tố môi trường, tạo ra các cây con sạch bệnh, tạo ra các cây con khỏe mạnh giúp việc bảo tồn các loại cây này hiệu quả hơn.

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 4 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Các kiến thức về sinh sản ở thực vật.

- Những kiến thức sinh sản ở động vật.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
    • B. Vì thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường
    • C. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm giảm xuất hiện nhiêu biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
    • D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường
    • A. Quá trình giảm phân tạo nhiều loại giao tử
    • B. Quá trình thụ tinh tạo nhiều loại hợp tử
    • C. Quá trình giảm phân và thụ tinh
    • D. Ảnh hưởng của môi trường sống
    • A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
    • B. Cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển
    • C. Bảo vệ phôi khỏi các yếu tố bất lợi của môi trường
    • D. Chọn lọc các cá thể khoẻ mạnh

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 4 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chương 4 Sinh học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF