OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật


Cùng HOC247 củng cố các kiến thức về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật qua nội dung của Ôn tập chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo. Nội dung chi tiết các em tham khảo nội dung bài giảng dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể.

- Phát triển là những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể gồm: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái.

Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

Hình 1. Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

1.2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

a. Các loại mô phân sinh

- Mô phân sinh đỉnh (ở ngọn thân và cành, chóp rễ).

- Mô phân sinh bên (ở phần vỏ và trụ của thân, rễ).

- Mô phân sinh lóng (ở gốc của lóng).

Vị trí các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật

Hình 2. Vị trí các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật

b. Sinh trưởng sơ cấp

- Là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài. Có ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phấn sinh lóng.

c. Sinh trưởng thứ cấp

- Là sự sinh trưởng làm cho thân và rễ to ra. Có ở cây Hai lá mầm.

- Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Sinh trường sơ cấp (a) và sinh trưởng thứ cấp (b) ở thân cây Hai lá mầm

Hình 3. Sinh trường sơ cấp (a) và sinh trưởng thứ cấp (b) ở thân cây Hai lá mầm

d. Hormone thực vật

- Hormone kích thích:

+ Kích thích quá trình sinh trưởng.

+ Gồm: auxin, gibberellin, cytokinin.

- Hormone ức chế: 

+ Ức chế quá trình sinh trưởng, tăng quá trình lão hoá.

+ Gồm: ethylene, abscisic acid.

e. Các nhân tố chi phối sự ra hoa

- Nhân tố bên trong:

+ Di truyền: tuỳ vào giống loài, đến độ tuổi xác định thì cây sẽ ra hoa.

+ Hormone: Florigen có tác dụng kích thích sự ra hoa.

- Nhân tố bên ngoài:

+ Nhiệt độ: Xuân hoá là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.

+ Ánh sáng: Cây ra hoa phụ thuộc tương quan độ dài ngày và đêm. Gồm: cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính.

f. Ứng dụng

Kích thích cây ra hoa trái vụ, tính tuổi cây, ...

Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Hình 4. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật

1.3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

a. Các giai đoạn chính

- Giai đoạn phôi: diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mẹ.

- Giai đoạn hậu phôi.

b. Các hình thức phát triển

- Không qua biến thái: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của gà.

- Biến thái hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của ếch.

- Biến thái không hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của châu chấu.

Các hình thức phát triển ở động vật

Hình 5. Các hình thức phát triển ở động vật

c. Các giai đoạn phát triển ở người

- Giai đoạn trước sinh: hợp tử → phôi → thai nhi.

- Giai đoạn sau sinh: sơ sinh → trẻ em → vị thành niên → trưởng thành.

d. Hormone động vật

- Động vật không xương sống bao gồm: Ecdysone, juvenile, thyroxine.

- Động vật có xương sống gồm: Hormone sinh trưởng, thyroxine, estrogen, testosterone.

e. Ứng dụng

- Trong nông nghiệp: cải tạo giống vật nuôi và môi trường sống, tiêu diệt động vật gây hại, ...

- Bảo vệ sức khoẻ con người: giáo dục về giới tính, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì, hôn nhân gia đình, biện pháp tránh thai và bệnh tật, ...

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bìa 1: Nêu các hình thức phát triển?

 

Hướng dẫn giải

Các hình thức phát triển

- Không qua biến thái: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của gà.

- Biến thái hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của ếch.

- Biến thái không hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của châu chấu.

 

Bài 2: Vì sao khi trồng mía nông dân thường dùng các biện pháp ngăn không cho cay mía ra hoa?

 

Hướng dẫn giải

- Cây mía khi ra hoa sẽ làm giảm lượng đường trong cây, nên ức chế sự ra hoa sẽ tăng năng suất và thu hoạch cho cây mía. 

- Một số biện pháp ức chế như: Rút bước gây hạn, tăng hàm lượng phân đạm vừa phải, cắt lá ngọn.

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết: 

- Các đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Qúa trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể
    • B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào
    • C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể
    • D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể
    • A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể
    • B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào
    • C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể
    • D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể
    • A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
    • B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào
    • C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
    • D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Bài tập 1 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 2 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 3 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 4 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 5 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Bài tập 6 trang 156 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Ôn tập chương 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF