OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật


Với một số loài thực vật như mía, sắn, dâu tằm khi nhân giống cây mới ta thường dùng một đoạn thân hoặc cành đem cắm một đầu của đoạn thân hoặc cành vào đất cho đến khi mọc rễ đâm chồi. Vì sao ta có thể tạo thành cây con từ phương pháp này? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu thông qua nội dung của Bài 23: Khái quát về sinh sản ở sinh vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm và vai trò của sinh sản ở sinh vật

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới. Thông qua sinh sản, các tính trạng được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm tăng số lượng cá thể duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của loài. 

- Ở sinh vật, có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính:

+ Sinh sản vô tính là sự hình thành cá thể mới từ một phần của cơ thể mẹ. 

+ Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân, do đó, thế hệ con sẽ giống nhau và giống cá thể mẹ.

- Sinh sản hữu tính:

+ Sinh sản hữu tính là sự hình thành cá thể mới có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

+ Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa quá trình giảm phân và thụ tinh nên có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ, thế hệ sau xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

Các hình thức sinh sản ở sinh vật

Các hình thức sinh sản ở sinh vật

- Vai trò của sinh sản đối với sinh vật:

+ Tạo ra các thế hệ con cháu, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển

+ Sinh sản vô tính nhanh chóng tạo ra các cá thể mới có bộ NST đặc trưng cho loài trong điều kiện sống môi trường ổn định, thuận lợi.

+ Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới có bộ NST đặc trưng cho loài, đồng thời tạo ra các tổ hợp gen đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

1.2. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật

Sinh sản ở sinh vật có các dấu hiệu đặc trưng: 

- Hình thành cơ thể mới.

- Vật chất di truyền, truyền đạt vật chất di truyền.

- Điều hoà sinh sản.

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo duy trì sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể con được hình thành từ một phần của cá thể mẹ.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, qua thụ tinh hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cả thể mới.

- Sinh sản ở sinh vật có một số dấu hiệu đặc trưng: có sự tham gia và truyền đạt vật chất di truyền, có sự hình thành cá thể mới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Thế nào là sinh sản?

 

Hướng dẫn giải

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo duy trì sự phát triển liên tục của loài.

- Ví dụ: Tôm, cua mọc lại càng sau khi bị gãy; Cây cam ra hoa, kết trái; ....

 

Bài 2: Có những hình thức sinh sản nào ở sinh vật?

 

Hướng dẫn giải

- Ở sinh vật, có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể con được hình thành từ một phần của cá thể mẹ.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, qua thụ tinh hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

ADMICRO

Luyện tập Bài 23 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.

- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.

- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 23 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 157 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 157 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 157 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 158 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 158 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 23 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF