OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật


Vì sao hiện nay tiêm vaccine là biện pháp phòng chống bệnh, dịch hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu nội dung của Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người

- Các bệnh ở động vật và người có thể gây ra bởi các nguyên nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân bên trong cơ thể.

- Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người như:

+ Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh.

+ Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Yếu tố di truyền.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Làm việc với môi trường chứa chất độc hại.

+ Thức quá khuya.

Một số nguyên nhân gây ra các bệnh ở động vật và người

Hình 1. Một số nguyên nhân gây ra các bệnh ở động vật và người

1.2. Đáp ứng miễn dịch ở động vật và người

1.2.1. Khái niệm miễn dịch

- Cơ thể sinh vật có khả năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương do chúng gây ra. 

- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư, ...), giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. 

- Ở động vật và người, miễn dịch được chia thành hai loại:

+ Miễn dịch không đặc hiệu.

+ Miễn dịch đặc hiệu.

1.2.2. Hệ miễn dịch ở người

Các thành phần và chức năng của mỗi thành phần trong hệ miễn dịch ở người như sau:

Các thành phần và chức năng của mỗi thành phần trong hệ miễn dịch ở người

1.2.3. Các loại miễn dịch

Có hai loại miễn dịch: Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

1.3. Bảo vệ sức khỏe ở người

1.3.1. Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của một số tác nhân

- Nhiều tác nhân khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. 

- Chẳng hạn, HIV khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công và phá huỷ các tế bào lympho T hỗ trợ. Do đó, làm cho hoạt động miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS).

- Sự tác động của các hoá chất hoặc virus gây đột biến gene làm cho một nhóm tế bào trở nên bất thường và phân chia liên tục, không được kiểm soát, hình thành nên khối u ác tính gây bệnh ung thư.

Hiện tượng tự miễn ở người do vi khuẩn lậu

Hình 2. Hiện tượng tự miễn ở người do vi khuẩn lậu

1.3.2. Hiện tượng dị ứng và cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh

- Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (được gọi là dị nguyên). 

- Dựa vào hiện tượng dị ứng của cơ thể, người ta có thể tiến hành thử phản ứng của cơ thể khi tiêm kháng sinh nhằm tránh phản ứng phản vệ của cơ thể với loại kháng sinh đó. 

- Những dấu hiệu phổ biến nhất của cơ thể khi phản ứng với kháng sinh gồm sốt, phát ban, nổi mề đay, một số trường hợp có thể sốc phản vệ, …

Một số hiện tượng dị ứng

Hình 3. Một số hiện tượng dị ứng

1.3.3. Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch

- Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Vaccine Viêm gan B

Hình 4. Vaccine Viêm gan B

- Chủ động tiêm chủng có nhiều vai trò quan trọng như: 

+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

+ Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể (đặc biệt là trẻ em).

+ Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

+ Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.

- Hiện nay, nhiều loại vaccine thế hệ mới được sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại như: vaccine tách chiết; vaccine tái tổ hợp….

- Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch. 

- Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm: nguyên nhân bên ngoài (các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, thói quen sinh hoạt, ...), nguyên nhân bên trong (di truyền, tuổi tác,...).

- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh, giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.

- Hệ miễn dịch ở người gồm có hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan tạo ra các loại bạch cầu) và hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các tuyết tiết). Mỗi thành phần có chức năng nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch tiết của cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn).

- Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:

+ Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.

+ Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.

- Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

- Một số tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch như: virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, các nhân tố môi trường (tác nhân hoá học, vật lí,...).

- Tiêm vaccine là biện pháp phòng chống bệnh, dịch hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Thế nào là miễn dịch?

 

Hướng dẫn giải

- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư, ...), giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật. 

- Ở động vật và người, miễn dịch được chia thành hai loại:

+ Miễn dịch không đặc hiệu

+ Miễn dịch đặc hiệu.

 

Bài 2: Vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh lại rất nhỏ?

 

Hướng dẫn giải

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh xung quang môi trường sống của chúng ta, có thể là tác nhân bên trong hay tác nhân bên ngoài. Cơ thể người tiếp xúc với hàng loạt các tác nhân gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh đó nên nguy cơ bị bệnh đã giảm xuống đáng kể.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết: 

- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và người.

- Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch và các loại miễn dịch.

- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.

- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
    • B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
    • C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
    • D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
    • A. Các nhân tố do con người và động vật lây ngang qua nhau
    • B. Tác nhân sinh học, vật lý, hóa học và tác nhân bên trong cơ thể
    • C. Tác nhân bên trong cơ thể
    • D. Các yếu tố bên ngoài môi trường
    • A. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T
    • B. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó
    • C. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
    • D. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine gây hoạt hóa tế bào B

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 74 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 74 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 75 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 75 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 75 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 77 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 77 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 78 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 8 trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 9 trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 10 trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 11 trang 79 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 12 trang 80 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 80 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 12 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF