OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Cánh diều Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật


Vì sao khi để cây trong bóng tối một thời gian ta sẽ thấy cây mọc nghiêng về hướng có ánh sáng? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu các kiến thức để trả lời vấn đề này thông qua nội dung của Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

- Môi trường sống luôn thay đổi và tác động đến sinh vật. Sinh vật nhận tín hiệu từ môi trường nhờ các thụ thể và đáp ứng lại các tín hiệu, đảm bảo thích nghi với những thay đổi phức tạp của môi trường.

- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Tuỳ thuộc vào phương thức sống, đặc điểm cấu tạo mà các loài sinh vật có cơ chế và biểu hiện cảm ứng khác nhau.

Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

Hình 1. Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

1.2. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật

Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thần kinh có cơ chế phân tích và tổng hợp thông tin.

- Thu nhận kích thích: 

Thực vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất.

+ Động vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các giác quan hoặc các tế bào thụ cảm.

- Dẫn truyền kích thích:

+ Ở thực vật, tín hiệu kích thích từ môi trường được chuyển đổi thành tín hiệu thứ cấp và được dẫn truyền trong tế bào.

+ Ở động vật đa bào có tế bào thần kinh (neuron), tế bào thụ cảm tiếp nhận kích thích, hình thành xung thần kinh. Kích thích được neuron thụ cảm tiếp nhận, truyền theo neuron hướng tâm đến neuron trung gian ở trung ương thần kinh, rồi truyền sang neuron li tâm đến cơ quan trả lời.

- Phân tích và tổng hợp thông tin:

+ Ở sinh vật có hệ thần kinh, kích thích được dẫn truyền đến bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của sinh vật, đáp ứng với những thay đổi của môi trường.

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là các neuron.

- Trả lời kích thích:

+ Thực vật thường phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi các hormone thực vật.

+ Động vật đáp ứng với kích thích thông qua phản xạ. Cơ quan trả lời ở động vật là cơ hoặc tuyến. Cơ trả lời kích thích bằng cách co hoặc dãn. Tuyến trả lời kích thích bằng cách tăng hoặc giảm tiết các chất.

Các cơ chế cảm ứng

Hình 2. Sự hướng về phía ánh sáng của cây cà chua (a) và sự cuộn tròn khi bị chạm vào ở con cuốn chiếu (b)

1.3. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật

Cảm ứng ở sinh vật được thực hiện bằng các cơ chế, hình thức khác nhau giúp sinh vật thích ứng được với những thay đổi từ môi trường, đồng thời duy trì môi trường bên trong tối ưu cho các hoạt động sống của cơ thể, nhờ đó sinh vật tồn tại, sinh trưởng và thích nghi với môi trường.

- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích và trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thần kinh có thêm cơ chế phân tích và tổng hợp kích thích.

- Cảm ứng đảm bảo cho sinh vật thích ứng với những thay đổi từ môi trường, đồng thời duy trì môi trường bên trong cơ thể tối ưu cho các hoạt động sống của cơ thể.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Cảm ứng ở sinh vật là gì?

 

Hướng dẫn giải

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. Tuỳ thuộc vào phương thức sống, đặc điểm cấu tạo mà các loài sinh vật có cơ chế và biểu hiện cảm ứng khác nhau.

 

Bài 2: Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm những giai đoạn nào?

 

Hướng dẫn giải

Cơ chế cảm ứng ở sinh vật gồm: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích.

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Sinh học 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

- Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

- Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường
    • B. Khả năng cơ thể sinh vật thay đổi hình dạng, cấu tạo trước các tác nhân từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
    • C. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
    • D. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ sinh vật khác, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
    • A. Không thể sinh trưởng do không được chiếu sáng toàn phần
    • B. Sinh trưởng bình thường, mọc thẳng
    • C. Dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có ánh sáng
    • D. Dần dần sinh trưởng uốn cong về phía có bóng tối
    • A. Động vật thu nhận kích thích từ môi trường thông qua các cơ quan hoặc các tế bào thụ cảm
    • B. Bộ phận thu nhận kích thích quyết định hình thức và mức độ phản ứng của sinh vật
    • C. Động vật đáp ứng với kích thích thông qua phản xạ
    • D. Cơ quan trả lời ở động vật là cơ hoặc tuyến

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 75 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 75 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 75 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 76 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 76 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 77 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 77 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 11 Sinh học 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF