OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Ngữ văn 8

Banner-Video

Qua bài học giúp các em nắm sơ bộ về vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa các yếu tố đó vào trong văn nghị luận. Hiểu được có yếu tố biể cảm bài văn có hiệu quả và sức thuyết phục cao.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe). 
  • Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để khi viết bài văn nghị luận cần phải diễn tả được cảm xúc của mình bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyển cảm; diễn tả cảm xúc ấy một cách chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

2. Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Câu 1: Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I — Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì ?

  • Dùng biện pháp “nhại” lại các từ ngữ mà bọn thực dân từng sử dụng: những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, những người “hạn hiền", những đứa “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"... Những lời nhại lại này có tác dụng phơi bày sự dối trá, bịp bợm của bọn thực dân và tạo được hiệu quả mỉa mai. 
  • Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân: nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò hiểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy hiển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng... Những ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng. Như vậy, yếu tố biểu cảm trong phần I này đã tạo được hiệu quả về tiếng cười châm biếm, sâu cay.

Câu 2. Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm? (SGK, t.2, tr. 97-98) 

  • Trong đọan văn, tác giả không chỉ phân tích tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt” mà còn bộc bạch một nỗi buồn, sự đau lòng của một nhà giáo chân chính trước sự “xuống cấp” trong lối học vãn, làm văn của học sinh.

Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

  • Về lí lẽ, dẫn chứng làm rõ tác hại của lối học này và đưa ra dẫn chứng cụ thể.
  • Yếu tố biểu cảm: bày tỏ sự đáng tiếc cho lối học vô bổ này, không có tác dụng mở mang trí tuệ, kiến thức.

Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao, các em tham khảo thêm

bài giảng Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

3. Hỏi đáp về bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

OFF