OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Dưới đây là nội dung bài soạn Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài soạn chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

1.2. Nghệ thuật

- Nhịp thơ êm ái hài hòa.

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

2. Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bởi vì cảnh hoàng hôn không chỉ đẹp mà còn mang đến cho em cảm giác yên bình, thư thái.

2.2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Lời giải chi tiết:

- Bài Thiên Trường vãn vọng theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Số câu: 4 câu.

- Số chữ trong mỗi câu: 7 chữ/câu.

- Hiệp vần: chữ cuối câu 1, 2, 4 (yên - biên - điền).

 

Câu 2: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Lời giải chi tiết:

- Thời gian: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn; cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều tỏa ra từ những mái rạ trong thôn.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật.

 

Câu 3: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tiếng sao mục đồng và hình ảnh trẻ chăn trâu “lùa trâu về hết”: âm thanh trong trẻo, hồn nhiên; hình ảnh quen thuộc gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi, …

- Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.

 

Câu 4: Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan đề “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau thôn, trước thôn”, từ toàn cảnh đến cận cảnh.

- Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trâu về hết”.

- Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.

 

Câu 5: Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống. Đồng thời thể hiện niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

 

Câu 6: Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vãn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Lời giải chi tiết:

- Vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình: câu thơ gợi khung cảnh đồng quê bình yên, mở ra liên tưởng về những vụ mùa no ấm, về sự sống sinh sôi nảy nở, nhịp sống bình yên quý giá sau những năm tháng chiến tranh chống quân Nguyên xâm lược.

- Vẻ đẹp của tâm hồn tác giả được thể hiện qua tình yêu thương bao trùm vạn vật; thái độ nâng niu, trân trọng bình dị của đời thường; niềm hạnh phúc trước cuộc sống thanh bình của nhân dân…

 

Câu 7: Tác giả Thiên Trường vãn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Lời giải chi tiết:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước họa xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn văn tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Lời giải chi tiết:

Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

4. Hỏi đáp về bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông​, chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF