OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 1 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại nội dung đã học trong Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ), HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài soạn Ôn tập Bài 1 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Ôn tập Bài 1. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại đặc trưng của thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ

- Vần: Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân).

Bố cục của bài thơ: là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.

Mạch cảm xúc của bài thơ: là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

Cảm hứng chủ đạo: là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm.

1.2. Ôn tập các đặc điểm của từ tượng hình và từ tượng thanh

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom…

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc…

1.3. Ôn lại cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Về nội dung: Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.

Về hình thức: Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 1 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu).

Lời giải chi tiết:

* Điểm giống nhau: Dù mỗi bài viết về một nội dung nhất định, tuy nhiên ở cả hai bài đều làm hiện rõ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người tại mảnh đất mà tác giả muốn nhắc đến.

* Điểm khác nhau:

- Bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương):

+ Thể thơ: 6 chữ.

+ Nội dung chính: Nói niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.  

- Bài thơ Nhớ đồng (Tố Hữu):

+ Thể thơ: 7 chữ.

+ Nội dung chính: Nói về nỗi nhớ và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cùng với đó là khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

 

Câu 2: Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ sau:

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim liu lo rót mật trước hiên nhà.

(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)

Lời giải chi tiết:

- Cách ngắt nhịp: 3/4.

- Gieo vần liền: lá - Ca.

- Gieo vần cách: lá - Ca - nhà.

 

Câu 3: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:

a. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trường)

b. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương.

Lời giải chi tiết:

a. Từ tượng hình: xâm xấp, lấm tấp.

Nhận xét: Giúp cho người đọc hình dung rõ nét hơn về mực nước và tốc độ sinh trưởng của lúa.

b. Từ tượng thanh: xào xạc, rỉ rả, lộp độp.

Nhận xét: Giúp cho tiếng gió, tiếng sương tiếng kêu của các loài vật… trở nên sinh động, nhằm hấp dẫn người đọc, người nghe.

 

Câu 4: Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ là gì?

Lời giải chi tiết:

- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.

- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.

- …

 

Câu 5: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo

NHỮNG CÁNH BUỒM

“Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

[…]

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

Hoàng Trung Thông

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

 

Câu 6: Liệt kê một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Lời giải chi tiết:

Một vài kĩ năng mà em có được khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác là:

- Kĩ năng lắng nghe

- Kĩ năng quan sát.

- Kĩ năng tư duy phản biện.

- …

 

Câu 7: Tình yêu thương đã làm giàu tâm hồn chúng ta như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tình yêu thương sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tình yêu thương tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Tình yêu thương là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

Nhận xét: Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn văn tóm tắt Ôn tập Bài 1

3. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 1 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF