OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tự đánh giá: Kép Tư Bền - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Nhằm giúp các em thực hành đọc một tác phẩm truyện ngắn cụ thể và ôn tập, vận dụng các kiến thức đã học trong Bài 3: Truyện, HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Tự đánh giá: Kép Tư Bền thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Kép Tư Bền

Đọc văn bản “Kép Tư Bền” (trang 97 – 101 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1: Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bền?

A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả.

B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền.

C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp.

D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền.

Đáp án A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả.

 

Câu 2: Truyện Kép Tư Bền chủ yếu kể câu chuyện gì?

A. Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay.

B. Kép Tư Bền hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm.

C. Cha của kép Tư Bền ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài.

D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát.

Đáp án D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát.

 

Câu 3: Nhân vật kép Tư Bền không được khắc họa ở phương diện nào?

A. Ngoại hình.

B. Hành động.

C. Lời nói.

D. Nội tâm.

Đáp án D. Nội tâm.

 

Câu 4: Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?

A. Tài năng của nhân vật.

B. Sự cống hiến của nhân vật.

C. Lòng hiếu thảo của nhân vật.

D. Lòng tự trọng của nhân vật.

Đáp án C. Lòng hiếu thảo của nhân vật.

 

Câu 5: Phương án nào sau đây không phảithành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài.

C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật.

D. Ngôn ngữ giàu chất thơ.

Đáp án D. Ngôn ngữ giàu chất thơ.

 

Câu 6: Nêu đặc điểm (hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất) của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễ của anh rất đông khách. Vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.

- Tính cách, phẩm chất: hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình.

- Dẫn chứng cụ thể:

+ Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó,…

+ “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.

+ “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.

+ …làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt.

 

Câu 7: Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.

Lời giải chi tiết:

- “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.

- “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.

- “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.

- “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.

- "…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.

 

Câu 8: Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.

Lời giải chi tiết:

Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

 

Câu 9: Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?

Lời giải chi tiết:

Triết lí nhân sinh của truyện ngắn Kép Tư Bền thể hiện qua diễn biến tâm lý rằng buộc của anh Tư Bền trước sự lựa chọn: tình thương yêu đối cha anh, muốn mình là một đứa con hiếu thảo và tâm lý giằng xé trong buổi diễn của anh. Qua đó, tác phẩm phản ánh chế độ xã hội cũ thối nát và lên tiếng bênh vực con người, bảo vệ những số phận lầm than cơ cực.

1.2. Hướng dẫn tự học

Câu 1: Đọc sách, báo hoặc truy cập Internet để tìm hiểu và thu nhập những thông tin cần thiết liên quan đến các văn bản đọc hiểu trong Bài 3; các bài giới thiệu, điểm sách, phê bình văn học có liên quan đến các tác giả, tác phẩm đã học.

Lời giải chi tiết:

- Phê bình về tác giả Nam Cao:

+ “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…)thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi” (Nhận xét của nhà văn Tô Hoài)

+ “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. (Nguyễn Đình Thi)

+ “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nổi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới” (Hà Minh Đức)

- Phê bình về tác giả Nguyễn Tuân:

+ “Nguyễn Tuân, trong Vang bóng một thời, lại phác họa một cách tài hoa nếp sống thanh nhã của người xưa, và cho thấy một đời sống tinh thần vững chãi là cần thiết cho con người đến như thế nào.” (Vương Trí Nhàn)

 

Câu 2: Tìm đọc thêm:

- Một số truyện ngắn khác của Nam CaoNguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

- Một số chương khác của tiểu thuyết Những người khốn khổ.

Lời giải chi tiết:

- Một số truyện ngắn khác của Nam Cao và Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945:

+ Tác phẩm của Nam Cao: Đời thừa (1943), Trăng sáng (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944).

+ Tác phẩm của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Vang bong một thời (1940).

- Các chương của tiểu thuyết Những người khốn khổ: Ông Mirien thành đức cha Biêngvơnuy, Giám mục giỏi thì địa phận khó, Nói sao làm vậy,…

 

Câu 3: Lưu ý trong và sau khi đọc:

- Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.

- Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.

Lời giải chi tiết:

- HS ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,…trong lúc đọc.

- Đánh giá tác phẩm Những người khốn khổ: Víc-to Huy-gô, một nhà văn với ngòi bút lãng mạn chưa bao giờ quên giá trị thực sự mà văn học hướng tới, ấy là những hạt ngọc trong ngần ẩn sau trong tâm hồn con người. Tác phẩm Những người khốn khổ là một thước phim quay cận cảnh từng số phận con người, vừa làm nổi bật sự thống khổ của những con người nhỏ bé, vừa làm sáng ngời những vẻ đẹp không thể dập tắt của họ. Van-giăng, được xây dựng với hình tượng của một vị anh hùng có lý tưởng sống cao đẹp, có tình thương yêu rộng lớn. Ông “yêu Cô-dét như con, ông yêu nàng như mẹ và ông yêu nàng như em gái”. Tình yêu giữa những con người khốn khổ ấy cao cả, thiêng liêng vô cùng. Thậm chí, ông còn “lấy ơn trả oán” xin tha cho Gia-ve và cứu sống kẻ từng đẩy ông vào sự khốn khổ vô bờ của việc chạy trốn. Đó là sự lãng mạn hóa nhân vật của tác giả, ông gửi gắm những thông điệp lý tưởng vào trong những nhân vật.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.

 

Lời giải chi tiết:

Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan tái hiện thành công bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm được viết vào năm 1933, đó là giai đoạn nước ta đang chịu ách đô hộ thực dân Pháp nên đã có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây, nổi bật trong số đó là nghề hát bội, diễn kịch nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Lấy chất liệu từ bối cảnh đó, tác giả đã truyền tải tư tưởng của mình qua tác phẩm rất thành công với những khung cảnh chân thực của xã hội thời đó thông qua nhân vật Kép Tư Bền. Ở đó, Kép Tư Bền đã giúp mở ra cho chúng ta những suy ngẫm về sứ mệnh của các nghệ sĩ, họ đã phải hi sinh bản thân mình để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn. Và đằng sau những tiềng cười ròn rã, sau vầng hào quang sân khấu ấy, tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch khổ đau mà ít ai hiểu được, giúp chúng ta nhìn nhận lại vấn đề, suy ngẫm để từ đó biết cách lắng nghe nỗi lòng và trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài này, các em cần nắm:

- Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại truyện ngắn.

- Vận dụng kiến thức để phân tích được mối liên hệ giữa văn học và cuộc sống.

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF