OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


Mùa xuân không chỉ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên mà chính từ tâm hồn mỗi con người khi đón chào mùa xuân mới. Và nội dung bài giảng Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng thuộc sách Cánh diều do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em đắm mình trong hương sắc của mùa xuân trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Tiếu sử: Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 - 7 tháng 4 năm 1984), họ và tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

+ Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.

+ Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.

+ Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn

+ Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo.

- Tác phẩm tiêu biểu: Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).

Nhà văn Vũ Bằng (1913 - 1984)

Nhà văn Vũ Bằng (1913 - 1984)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại tuỳ bút.

 

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.

 - Đoạn trích Thương nhớ mùa xuân viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.

 

c. Bố cục: 

- Phần 1: Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.

- Phần 2: Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.

- Phần 3: Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

- Phần 4: Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân được viết trong thời gian tác giả đang xa cách quê hương đất Bắc. Với tình cảm tha thiết và nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, tác giả đã vẽ lại bức tranh mùa xuân miền Bắc thật đẹp và bình yên. Mùa xuân của đất Bắc hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểu của vùng miền, như tiết trời se se, cảnh vật trong lành và những cơn mưa xuân riêu riêu. Hơn thế nữa, tác giả đã miêu tả những phong tục tập quán của con người trong những ngày Xuân. Tình yêu quê hương đến mức coi quê hương là một phần trong cơ thể sống đã nuôi dưỡng tác giả. Ông say xưa, đắm mình trong những khoảnh khắc khi nhắc về quê, và những giây phút quây quần bên gia đình mỗi độ xuân về. Tác giả đặc biệt bộc lộ tình cảm thương mến, yêu da diết nhất mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng, khi mọi thứ mang một vẻ riêng của nó, của tiết trời và của những cơn mưa chuyển mình. Dần dần, mọi thứ nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật, nhưng tình yêu với mùa xuân và quê hương vẫn mãi trong tâm hồn tác giả. Tác giả đã bày tỏ những tình cảm của mình qua những câu văn nồng nàn và tha thiết: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến". Câu văn này cho thấy tình yêu và tâm hồn mãnh liệt của tác giả dành cho quê hương và mùa xuân miền Bắc. Tác phẩm này là một tình khúc ca ngợi tình yêu quê hương và mùa xuân, là một tình ca thắm thiết của một con người đối với quê hương và tuổi xuân của mình.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Vẻ đẹp của mùa xuân đất Bắc

a. Cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân:

- Tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân bằng tình yêu hiển nhiên của con người dành cho nó: “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”.

- Những quy luật tự nhiên của con người: như trai yêu gái, non thương nước, mẹ yêu con, bướm yêu hoa thì ai cũng phải công nhận, thì tình yêu mùa xuân của con người cũng tự nhiên như thế, chẳng ai có thể cấm được. Mùa xuân vốn cũng đẹp, dịu dàng thế nên ai mà chẳng yêu mến mùa xuân.

- Tình yêu mùa xuân của chàng trai và cô gái trẻ: rạo rực như nhựa sống trong lòng, chỉ chờ dịp đặc biệt nào đó mà bất ngờ bung tỏa. Trong từng nhành mai, gốc đào đều rạo rực nhựa sống; núi cũng chuyển mình, sông hồ cũng rung động trong cuộc đổi thay của cuộc đời.

- Nghệ thuật: phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng; điệp cấu trúc: CN + cụm động từ yêu mùa xuân; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc... nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người.

=> Nhận xét: Cách mở bài tự nhiên, độc đáo, giàu hình ảnh, cảm xúc.

 

b. Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân:

- Mùa xuân Hà Nội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời tiết, âm thanh: "mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng".

=> Mùa xuân mang vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống. 

- Vẻ đẹp con người khi xuân đến: Say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp; Muốn phát điên lên , không chịu được máu căng lên , tim trẻ ra , đập mạnh hơn, thèm khát yêu thương

- Không khí gia đình đón Tết: Nhang trầm; Đèn nến; Đoàn tụ êm đềm; Trên kính dưới nhường; Đầm ấm , xum vầy

- Nghệ thuật: Miêu tả, so sánh , ẩn dụ nhân hóa, điệp từ...

=> Nhận xét: Mùa xuân tươi đẹp, đầm ấm tràn trề sức sống  và những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống.

 

c. Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng:

- Cảnh sắc thiên nhiên, thời tiết: Đào hơi phai nhụy còn phong; Cỏ nức mùi hương; Trời hết nồm, mưa xuân; Bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa; Nền trời trong có những làn sáng hồng hồng; Thời tiết đặc trưng: không nóng, không rét; Khung cảnh đêm tháng Giêng : đêm xanh biêng biếc, có mưa dầy, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, ...

- Con người: Trở về nếp sống thường ngày: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh; Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống; Các trò vui kết thúc trở về cuộc sống thường ngày.

- Nghệ thuật: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng...

=> Nhận xét: Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, không khí sinh hoạt của con người trở về nếp sống êm đềm thường nhật. Tuy thiên nhiên, nhịp sống có thay đổi chút  ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người với cái mới mẻ của nó.

 

d. Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng:

- Trăng tháng Giêng mọc vào “Những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc”.

- Trăng tháng Giêng “non như người con gái mơn mớn đào tơ”, “đẹp hơn các tháng khác...”, “là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng”, “ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền”.

- Nghệ thuật: Phép so sánh, nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc...

=> Nhận xét: Trong cảm nhận có phần “thiên vị” của tác giả, trăng tháng Giêng trong trẻo, đẹp huyền ảo, thơ mộng.

Vẻ đẹp độc đáo của tháng Giêng

Vẻ đẹp độc đáo của tháng Giêng

1.2.2. Tình cảm của tác giả với mùa xuân

- Trong văn bản, cái "tôi" tác giả thể hiện tình yêu, nỗi nhớ thương da diết về mùa xuân miền Bắc (lúc này, tác giả phải sống xa quê hương vì đất nước chia cắt). Đó cũng là cái “tôi” yêu quê hương đất nước mãnh liệt, nồng nàn.

- Một số câu vǎn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc:

+ Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trǎng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ,...

+ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho con người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Nhựa sống  ở trong người cǎng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối...

+ Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

+ Nhưng tôi yêu nhất mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng...

+ Ðẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

1.2.3. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản

- Nhiều chi tiết có sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: chi tiết miêu tả khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình, chi tiết miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội vào khoảng sau rằm tháng Giêng,...

- Ngôn ngữ đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình: bên cạnh lời kể có nhiều tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, phong tục... miền Bắc khi xuân đến qua tình yêu, nỗi nhớ của tác giả. Qua đó thể hiện triết lí nhân sinh: Triết lí về tình yêu quê hương. (Tình yêu quê hương là chất keo gắn kết con người với mảnh đất mình được sinh ra).

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngòi bút tài hoa, lãng mạn.

- Kết cấu văn bản rất linh hoạt, tự do nhưng vẫn đảm bảo lô gích bởi mạch cảm xúc chủ đạo (cái tôi mê luyến mùa xuân).

- Ngôn ngữ giàu chất thơ và hình ảnh.

- Phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp tu từ...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể của văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).

 

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểu cảm, thu hút vào tạo cảm xúc mạnh cho người đọc.

Chi tiết, sự việc: Tác giả miêu tả rất sinh động cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người trong tháng Giêng. Một số chi tiết như "Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm...anh vậy", "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật",… đã thể hiện được sự sinh động đó.

- Tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán: bộc lộ tâm tư và tình cảm của mình “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”, "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế”,

=> Nhận xét: Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình giúp giọng văn nhịp nhàng hơn, thể hiện sâu sắc tình yêu thương tha thiết của tác giả với quê hương.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng, các em cần nắm:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản.

- Phát hiện được giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh từ văn bản.

Soạn bài Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân ghi lại khung cảnh mùa xuân tháng Giêng ở Hà Nội chân thực và đẹp đẽ. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng
  • Soạn văn tóm tắt Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng

Hỏi đáp bài Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thương nhớ mùa xuân - Vũ Bằng

Qua tác phẩm Thương nhớ mùa xuân, tác giả bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên cùng đời sống sinh hoạt của con người nơi đây. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF